Việt Nam "hút" hơn 18 tỷ USD vốn FDI, tăng 10,9% so với cùng kỳ

Việt Nam "hút" hơn 18 tỷ USD vốn FDI, tăng 10,9% so với cùng kỳ

Chủ nhật, 28/07/2024 14:45

7 tháng đầu năm, Việt Nam "hút" hơn 18 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 3,2 tỷ USD, chiếm gần 17,8% tổng FDI của cả nước, gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/7, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, bao gồm đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam có 1.816 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 11,6% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 10,76 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ.

Có 734 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 0,3% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 4,97 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ.

Có 1.795 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 3,1% so với cùng kỳ, với tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,27 tỷ USD, giảm 45,2% so với cùng kỳ.

"Ngoài góp vốn mua cổ phần ghi nhận giảm thì đầu tư mới và điều chỉnh vốn đều tăng so với cùng kỳ. Trong đó, FDI đầu tư mới tăng cả về vốn đăng ký, số lượng dự án cũng như quy mô vốn đầu tư với bình quân hơn 5,9 triệu USD/dự án so với mức 4,9 triệu USD/dự án trong 7 tháng năm 2023," Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.

Về lĩnh vực đầu tư, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu. Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 12,65 tỷ USD, chiếm 70,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 15,7% so với cùng kỳ.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 2,87 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 740,5 triệu USD và hơn 490,6 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 35,1%) và điều chỉnh vốn (chiếm 65,8%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số lượt giao dịch góp vốn, mua cổ phần cao nhất (chiếm 42,1%).

Việt Nam

18 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong 7 tháng. Ảnh minh họa.

Về đối tác đầu tư, Singapore dẫn đầu, chiếm hơn 1/4 tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… Đặc biệt, lần đầu tiên, Kyrgyzstan đăng ký đầu tư mới. Như vậy, đến nay đã có 147 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 48 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 7 tháng năm 2024. Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,2 tỷ USD, chiếm gần 17,8% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ.

Tiếp theo là Quảng Ninh với hơn 1,56 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,2 lần so với cùng kỳ. TP. Hồ Chí Minh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,55 tỷ USD, chiếm gần 8,6% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng,…

Nếu xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 39,1%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm gần 70,1%). Hà Nội dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 14%).

Về vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài, tính tới 20/7 ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2023.

KHÁNH LINH (t/h)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.