Tại triển lãm Paris Airshow vừa kết thúc vài ngày trước, chiến đấu cơ Su-35 của Nga được báo chí Phương Tây ca ngợi là “độc cô cầu bại” mà ngay chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 của Mỹ cũng không phải là đối thủ.
Đây là loại máy bay mạnh nhất trong các máy bay thế hệ thứ 4 trên thế giới. Ra dar trên Su-35 có phạm vi sục sạo lên tới 400 km, tầm bay lên tới hơn 3500km mà không cần tiếp dầu. Ngoài các loại tên lửa, nó còn được trang bị 1 khẩu pháo 30mm dùng trong cận chiến.
Về tính năng cơ động thì Su-35 không có đối thủ, nó có thể thực hiện được những động tác có độ khó rất cao, thể hiện một tính năng kỹ thuật bay siêu đẳng, với các động tác như: Lật nghiêng và bay cuộn tròn theo phương ngang, bay theo hình xoắn trôn ốc, bay theo kiểu “Rắn hổ mang Pugachev”…
Mig - 35
Ngoài ra nó còn thể hiện một động tác độc nhất vô nhị trên thế giới là đang bay với tốc độ cao, quay đầu 360 độ tại chỗ mà không hề giảm tốc. Với động tác kỹ thuật siêu đẳng mà không một loại máy bay nào trên thế giới hiện nay có thể làm được, các chuyên gia phương Tây đã phải kinh ngạc thốt lên: “Đây không phải là máy bay mà là UFO”!
Trước những tính năng vượt trội của dòng tiêm kích hạng nặng này, phía Trung Quốc đã quyết định mua 100 chiếc thay vì 24 hay 35 chiếc như dự định ban đầu. Các quốc gia châu Á, đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước Đông Nam Á quanh biển Đông e ngại khi không thể so đọ với không quân Trung Quốc cả về số lượng lẫn tính năng chiến đấu hiện đại.
Tuy nhiên, trong mắt nhiều chuyên gia kỹ thuật quân sự, Su-35 không thực sự “vô đối” khi nó vẫn có những khắc tinh đủ sức khuất phục chiếc UFO này.
Hiện nay, không quân Việt Nam đang sở hữu số lượng lớn Mig-21. Đây là dòng tiêm kích đánh chặn thế hệ 3 với cánh delta đặc trưng. Mặc dù sở hữu tốc độ đáng nể cộng với sự nhanh nhẹn hiếm thấy, Mig-21 được mệnh danh là Én bạc, tuy nhiên được phát triển từ thập kỷ 1950 nên dù là xương sống của lực lượng không quân song Mig 21 đã tương đối lạc hậu. Các dòng máy bay thế hệ kế tiếp thay thế Mig 21 mà còn tương đối hiện đại có thể kể đến Rafale của Pháp, Grispen Jas-39 của Thụy Điển, Eurofigher của châu Âu… Tuy nhiên, phù hợp nhất phải kể đến dòng tiêm kích đánh chặn thế hệ 4++ Mig-35.
Mig-35 là dòng tiêm kích hiện đại hóa sâu của Mig-29. Trước đây, Mikoyan cùng song song phát triển loại máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ 5 (MFI - Mnogofounksionalni Frontovoi Istrebiel) với Sukhoi (máy bay T-50 PAK FA). Dự án được phát triển từ năm 1986, nó có vài tên gọi khác nhau như 1.42, 1.44, I-42 và I-44, MiG-35 và MiG-39 là tên gọi không chính thức được áp dụng cho một số người quan sát. Người ta tin rằng 1.42 và 1.44 là tên gọi của 2 nguyên mẫu, 1.42 được sủ dụng trong các chuyến bay thử nghiệm khung máy bay. Loại máy bay tấn công đa chức năng thế thệ 5 này được phát triển bởi công ty hàng không MiG, và việc sản xuất liên kết với công ty công nghiệp quân đội MAPO.
Su - 35
Tuy nhiên, sau này Nga chọn T-50 PAK FA làm dòng máy bay thế hệ 5 của mình. Dự án Mig 1.44 bị hủy bỏ. Tuy nhiên, rất nhiều thành tựu nghiên cứu của dự án này đã được Mikoyan áp dụng cho Mig-35 sau này. MiG-35 được kế thừa các tính năng, trang bị của dự án Mig 1.44, hơn nữa còn một điểm đặc trưng là cải tiến thiết bị điện tử lắp trên máy bay, sự cải tiến rất lớn đối với hệ thống vũ khí, hệ thống HOTAS, mở rộng trang bị vũ khí tên lửa không đối không và tên lửa không đối đất, có tính năng nổi trội với thiết bị điện tử trong việc phòng vệ và tấn công, nó được trang bị hệ thống radar quét mạng điện tử tích cực Zhuk-AE (Bug-AE) được phát triển bởi Phazotron. Nó có 8 giá treo vũ khí và mang được 3 thùng nhiên liệu phụ bên ngoài. MiG-35 khi mang 2 trái Vympel R-73 và 3 thùng xăng phụ sẽ đạt tầm bay 3.100 km, xa hơn các phiên bản MiG-29 trước đó.
MiG-35 áp dụng công nghệ kiểm soát bay điện tử số hóa hoàn toàn mới Fly-by-wire. Đây là hệ thống điều khiển bay thông minh, bao gồm hệ máy tính với các thuật toán phức tạp. Nó tiếp nhận động thái bay của phi công, tính toán, lập lệnh và điều khiển các cơ cấu khí động học, bảo đảm cho máy bay hoạt động linh hoạt, tính điều khiển ổn định ở mọi tốc độ.
Fly-by-wire tác động và kiểm soát đến bề mặt điều khiển bay, hệ thống trong buồng lái, các đường kết nối, điều khiển hướng bay, động cơ và hướng luồng phụt, tạo ra tính siêu cơ động cho máy bay theo ý định tác chiến của của phi công. Ngoài ra, nhờ có Fly-by-wire mà máy bay không bị thất tốc, tắt máy đột ngột hay cơ động quá giới hạn. Các máy bay không sử dụng hệ thống Fly-by-wire trước kia không thể làm được những điều này.
MiG-35 có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm. Nó sử dụng toàn bộ là các vũ khí điều khiển chính xác độc lập tấn công đối đất, tấn công đối hải ngoài khu vực phòng không hoặc tham gia tác chiến trong các biên đội hỗn hợp. Ngoài ra, nó còn sử dụng các thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện, thiết bị điện tử - quang học tiên tiến để thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên không, thậm chí là làm máy bay chỉ huy trên không để chỉ huy cả biên đội tác chiến.
Đại diện Tổng công ty chế tạo máy bay Nga cho rằng, MiG-35 không phải là hiện đại hóa sâu rộng của MiG-29, nó là một máy bay hoàn toàn mới. MiG-35 tích hợp được tất cả những tính năng ưu việt nhất của máy bay thế hệ thứ 4 và một phần công nghệ máy bay thế hệ thứ 5.
Ông cũng lưu ý rằng, MiG-35 không cùng đẳng cấp với máy bay chiến đấu F-35 Lightning của Mỹ, đặc biệt là về các cảm bến và khả năng chiến đấu.
Với hai động cơ tiên tiến RD-33MK kiểm soát lực đẩy vector với khả năng điều khiển hướng phụt lên, xuống, trái và phải giúp MiG-35 có khả năng cơ động và linh hoạt rất cao, hơn cả các máy bay F-22 và F-35 của Mỹ.
Đặc biệt là có khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình nhờ vào cảm biến hồng ngoại và hình ảnh mạnh mẽ.
Mới đây, Bộ Quốc phòng quyết định đặt mua 24 chiếc Mig-35 cho không quân Nga.
Việc Việt Nam đặt mua Mig-35 sẽ là phù hợp nhất để thay thế đội ngũ Mig-21 đã già cỗi. Mig-35 phù hợp hơn các loại máy bay thế hệ 4 và 4++ của phương Tây bởi các phi công Việt Nam đã quen thuộc với dòng tiêm kích đánh chặn của Nga. Mặt khác, nó cũng dễ dàng hơn trong việc bảo trì, bảo dưỡng, trang bị vũ khí…
Và khi so sánh về giá cả, theo ước tính, giá thành một chiếc Mig-35 khoảng 45 triệu USD, trong khi giá bán một chiếc Su-35 Nga bán cho Trung Quốc không dưới 85 triệu USD.
Khi đấu tay đôi Su-35, một đối thủ tiềm tàng trên bầu trời Đông Nam Á và biển Đông, rõ ràng Mig-35 có nhiều cơ hội để chiến thắng hơn: Khả năng bay lượn, cơ động linh hoạt được ví với UFO, nhưng Su-35 vẫn là tiêm kích hạng nặng được thiết kế để “ăn no vác nặng” khi nó có tới 12 giá treo vũ khí dưới cánh và khả năng mang được tới 8 tấn vũ khí; Trong khi đó, Mig 35 chỉ có 8 giá treo vũ khí (quá thừa cho một tiêm kích đánh chặn tầm ngắn) nên rõ ràng nó sẽ nhanh nhẹn và cơ động hơn nhiều so với Su-35.
Điều đó được thể hiện rất rõ trên các thông số kỹ thuật: Sở hữu động cơ cực khỏe, Mig 35 có thể đạt tới tốc độ Mach 2.6 trong khi Su-35 chỉ là Mach 2.25; lực đẩy của động cơ Mig-35 tới 8.300 kg/chiếc trong khi Su-35 chỉ là 7.600 kg/chiếc.
Đặc biệt, tốc độ leo cao của Mig-35 lên tới 300 m/s trong khi Su-35 chỉ là hơn 280 m/s. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong cận chiến và đã được chứng minh trong các cuộc không chiến, nhất là trong chiến tranh Việt Nam khi những chiếc Mig 21 nhanh nhẹn dù ít ỏi đã xông thẳng vào bầy máy bay phản lực Mỹ như vào chốn không người.
Mặt khác, dù sở hữu tốc độ lớn (động cơ khỏe) nhưng Mig-35 nhỏ hơn và nhẹ hơn đáng kể so với Su-35: Dài 19m/cao 4,5m/sải cánh 15m/diện tích cánh 38m2 so với 21,9m/5,9 m/15,3 m/62m2. Rõ ràng, Mig 35 nhanh nhẹn, cơ động và khó bị phát hiện hơn so với Su-35.
Dĩ nhiên, do thiết kế với mục đích khác nhau nên rất khó để so sánh máy bay này tốt hơn, hay hơn máy bay kia. Việc nên sở hữu nhiều máy bay nào còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng, học thuyết quân sự và chiến lược của mỗi quốc gia. Su-35 với khả năng linh hoạt, mang vác khối lượng lớn sẽ phù hợp với tấn công tầm xa cũng như không chiến.
Mig 35 với tầm tác chiến không quá 1.000 km thông thường chỉ phù hợp với các quốc gia tự vệ. Mặc dù vậy, là tiêm kích đánh chặn nhưng Mig-35 cũng có đầy đủ các tính năng đối hải, đối đất với các chủng loại vũ khí như Su-35 và cũng sẽ phù hợp với Việt Nam khi lãnh thổ hẹp, trải dài, với nhiều sân bay nhỏ dọc đất nước và điểm xa nhất là quần đảo Trường Sa cũng chỉ khoảng hơn 500 km.
Thêm nữa, để tác chiến chống hạm, giới quân sự nước ngoài ước đoán Việt Nam đã có gần 100 máy bay Su-22 đa năng đã nâng cấp, hàng chục chiếc Su-27, Su-30 đều có tính năng thiên về chống hạm.
Dĩ nhiên, trong trường hợp cực chẳng đã phải đối đầu, Mig-35 sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn so với Su-35.
So sánh tính năng, kỹ thuật của Su-35 và Mig 35:
- Mig-35:
Phi đoàn: 1 (hoặc 2 với phiên bản MiG-35D)
Chiều dài: 19 m (62 ft 4 in)
Sải cánh: 15 m (89 ft 6 in)
Chiều cao: 4.50 m (49 ft 3 in)
Diện tích cánh: 38 m² (409 ft²)
Trọng lượng rỗng: 15.000 kg (33.069 lb)
Trọng lượng cất cánh: 20.000 kg (44.092 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 34.500 kg (76.059 lb)
Động cơ: 2x động cơ phản lực Klimov RD-33MK OVT "Morskaya Osa", lực đẩy 18.285 lbf (8.300 kg) mỗi chiếc
Vận tốc tối đa: 2.750 km/h (1.720 mph), Mach 2.6
Phạm vi hoạt động: 2.000 km (1.250 miles) hoặc 3.100 km (1,930 miles) với 3 thùng dầu phụ.
Trần bay: 62.000 ft (18.900 m)
Tốc độ lên cao: 60.000 ft/min (~300 m/s)
Vũ khí:
Súng chính: 1 pháo 30 mm GSH-30-1 với 150 viên đạn.
Giá treo vũ khí: 9 giá treo vũ khí (8 dưới cánh và 1 dưới bụng) với tổng trọng lượng 6.500 kg.
Tên lửa Không-đối-không: 4 AA-10 Alamo (R-27R, R-27T, R-27ER, R-27ET), hoặc 4 AA-8 Aphid (R-60M), hoặc 8 AA-11 Archer (R-73E, R-73M, R-74M), hoặc 8 AA-12 Adder (R-77)
Tên lửa Không-đối-hải: 4 AS-17 Krypton (Kh-31A, Kh-31P) hoặc 4 AS-14 Kedge (Kh-29T, Kh-29L); Tên lửa Không-đối- đất: các loại tên lửa S-8, S-13, S-24, S-25L, S-250 không điều khiển và dẫn đường bằng laser.
Hệ thống điện tử:
Radar Zhuk AE Phazotron N-109
- Su-35:
Phi đoàn: 1
Chiều dài: 21.9 m (72.9 ft)
Sải cánh: 15.3 m (50.2 ft)
Chiều cao: 5.90 m (19.4 ft)
Diện tích cánh: 62.0 m² (667 ft²)
Trọng lượng rỗng: 17.500 kg (38.600 lb)
Trọng lượng cất cánh: 25.300 kg (56.660 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 34.500 kg (76.060 lb)
Động cơ: 2× Lyulka AL-35F
Lực đẩy thường: 7.600 kgf (74.5 kN, 16.750 lbf) mỗi chiếc
Lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội: 14.500 kgf (142 kN, 31.900 lbf) mỗi chiếc
Vận tốc cực đại: Mach 2.25 (2.500 km/h, 1.550 mph)
Tầm bay: 3.600 km (1.940 nmi)
Tầm bay tuần tiễu: 4.500 km (2.430 nmi) với thùng nhiên liệu phụ
Trần bay: 18.000 m (59.100 ft)
Vận tốc lên cao: >280 m/s (>55.100 ft/min)
Lực nâng của cánh: 408 kg/m² (84.9 lb/ft²)
Lực đẩy/trọng lượng: 1.1
Vũ khí:
- 1 pháo 30 mm GSh-30 với 150 viên đạn
- 2 giá treo đầu cánh cho tên lửa không đối không R-73 (AA-11 "Archer") hoặc thiết bị ECM
12 giá treo ở cánh và thân cho 8.000 kg (17.630 lb) vũ khí, bao gồm:
Tên lửa không đối không: AA-12 Adder (R-77), AA-11 Archer (R-73), AA-10 Alamo (R-27); Tên lửa không đối đất và đối hải: AS-17 Krypton (Kh-31), AS-16 Kickback (Kh-15), AS-10 Karen (Kh-25ML), AS-14 Kedge (Kh-29)
AS-15 Kent (Kh-55), AS-13 Kingbolt (Kh-59); Bom: KAB-500L, KAB-1500 bom dẫn đường bằng laser/TV, FAB-100/250/500/750/1000.
Tường Bách