Việt Nam sẽ là "sân chơi" cho hơn 200 công ty fintech

Việt Nam sẽ là "sân chơi" cho hơn 200 công ty fintech

Nguyễn Minh Uyên

Nguyễn Minh Uyên

Thứ 7, 18/06/2022 08:17

Trong 5 năm trở lại đây, fintech đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu trong khu vực tài chính của Việt Nam và sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Xu thế tài chính tất yếu

Phát biểu tại Hội thảo “Tương lai của fintech vì sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định: “Trong vòng năm năm trở lại, đây công nghệ tài chính Fintech đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam".

Có thể thấy, các công ty fintech kết hợp với các định chế tài chính truyền thống và các công ty công nghệ, đã và đang tạo ra một thị trường về dịch vụ tài chính đổi mới sáng tạo phục vụ nền kinh tế số hiện nay.

Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn là đối tượng hàng đầu của các chính sách phát triển tại nước ta.

Tài chính - Ngân hàng - Việt Nam sẽ là 'sân chơi' cho hơn 200 công ty fintech

PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại Hội thảo

Thực tế, trong những năm gần đây Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách, tổ chức việc thực hiện các chương trình quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục được gia tăng về số lượng, nâng cao về khả năng quản lý, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính để tạo ra sự đóng góp ngày càng có ý nghĩa với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, dưới lăng kính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một vấn đề luôn nổi cộm, tạo ra lực cản cho sự phát triển của họ, là việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính phục vụ cho hoạt động, đầu tư và phát triển kinh doanh. Ở mức độ nào đó, hệ thống tài chính truyền thống của Việt nam đang cố gắng cùng các doanh nghiệp giải bài toán này.

Bởi vậy, trong vòng năm năm trở lại đây, công nghệ tài chính (fintech) đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu trong khu vực tài chính của Việt Nam, bắt đầu bằng sự ra đời của các startup fintech, mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính số của các định chế tài chính truyền thống và xâm nhập vào lĩnh vực dịch vụ tài chính của các công ty công nghệ. 

Hệ sinh thái fintech tại Việt Nam do đó đã hình thành và tiếp tục phát triển nhanh, dự kiến năm 2022 sẽ là sân chơi của 200 công ty fintech. Có thể thấy các công ty fintech này, kết hợp với các định chế tài chính truyền thống và các công ty công nghệ, đã tạo ra một thị trường về dịch vụ tài chính đổi mới sáng tạo phục vụ nền kinh tế.

Tài chính - Ngân hàng - Việt Nam sẽ là 'sân chơi' cho hơn 200 công ty fintech (Hình 2).

Tại Việt Nam, dự kiến năm 2022 sẽ là sân chơi của 200 công ty fintech

Hiện tại các công ty fintech nước ta đang được phân loại theo mảng tính năng của dịch vụ và mang tính chất vừa thay thế vừa bổ sung cho các dịch vụ tài chính truyền thống, với cấu trúc chủ yếu tập trung vào mảng thanh toán. Các mô hình kinh doanh của các công ty fintech này chủ yếu rơi vào các nhóm B2C, B2B, B2B2C, O2O. Tuy nhiên, các sản phẩm hay dịch vụ tài chính đổi mới sáng tạo hiện có dành cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa hình thành một cách hệ thống và rõ nét. 

Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn cần các dịch vụ tài chính ngày càng dễ tiếp cận hơn với sự linh hoạt trong phương thức tiêu dùng, chi phí thấp, loại hình sản phẩm/dịch vụ đa dạng. Khoảng trống về dịch vụ tài chính đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đó cần được nghiên cứu, thảo luận để tìm ra hướng đi bổ sung cho không chỉ các công ty startup fintech mà còn cho các định chế tài chính truyền thống và các công ty công nghệ.

"Ươm mầm" đổi mới sáng tạo

Với sự phát triển đó, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính cũng đang cho thấy tiềm năng to lớn. 

Từ đó, Cuộc thi Finnovation được ra đời như một cuộc thi định kỳ, cấp quốc gia đầu tiên và lớn nhất về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính dành cho sinh viên, tiếp thêm sức mạnh cho những ý tưởng của các em ngay từ giảng đường.

Năm nay, Finnovation 2022 được phát động sẽ hướng tới thực hiện các mục tiêu: Xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo “Finnovation” đa lĩnh vực có quy mô quốc tế, lấy công nghệ, đổi mới sáng tạo làm phương tiện, lấy lực lượng trẻ, sinh viên làm nòng cốt, lấy lợi ích cộng đồng, xã hội làm định hướng sáng tạo; Xây dựng, mở rộng và phát triển lĩnh vực Fintech trở thành một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế số, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm tài chính sáng tạo của khu vực.

Tài chính - Ngân hàng - Việt Nam sẽ là 'sân chơi' cho hơn 200 công ty fintech (Hình 3).

Finnovation là cuộc thi định kỳ, cấp quốc gia đầu tiên và lớn nhất về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính, được chỉ đạo bởi Bộ KH&CN, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ĐHQG Hà Nội, ĐHQG Tp.HCM

Bên cạnh đó, tiên phong phát động, kết nối và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quy mô quốc gia kết nối quốc tế; Dẫn lối cho hoạt động nghiên cứu phát triển khởi nghiệp cũng như tinh thần đam mê kinh doanh của thanh niên, đặc biệt là khối viện trường, học sinh sinh viên.

Đặc biệt, kiến tạo ”Sandbox” được kỳ vọng sẽ là nơi thử nghiệm và phát triển các sản phẩm mới, giải pháp mới, thị trường mới, thiết lập các trung tâm khởi nghiệp ngay tại trường đại học, cao đẳng; tạo ra các công ty khởi nguồn (Spin off), công ty trẻ khởi nghiệp tầm vóc quốc tế.

Finnovation được chỉ đạo bởi Bộ KH&CN, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, tổ chức bởi Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam; Đoàn Thanh niên Bộ KH&CN, Đoàn Thanh niên ĐHQG Hà Nội, Ban cán sự Đoàn ĐHQG TP. HCM.

Cuộc thi mang sứ mệnh nâng cao nhận thức xã hội về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ tài chính và chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, xây dựng cộng đồng khởi nghiệp trong nước lớn mạnh và hướng ra quốc tế.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.