Vingroup dự kiến chào bán lượng cổ phiếu trị giá tối thiểu 25.000 tỷ đồng cho nhà đầu tư nước ngoài

Vingroup dự kiến chào bán lượng cổ phiếu trị giá tối thiểu 25.000 tỷ đồng cho nhà đầu tư nước ngoài

Bùi Thị Lan Anh

Bùi Thị Lan Anh

Thứ 4, 13/03/2019 11:11

Tập đoàn Vingroup vừa đề xuất việc chào bán cổ phần riêng lẻ, huy động tối thiểu 25.000 tỷ đồng để đầu tư cho Vinfast, Vinsmart, VinTech... và dành 10.000 tỷ để trả nợ gốc và lãi vay năm 2019.

Tập đoàn Vingroup vừa công bố lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về một số nội dung quan trọng trong phát triển doanh nghiệp, trong đó có việc chào bán cổ phiếu.

Trong tờ trình gửi cổ đông, HĐQT Vingroup đề xuất việc chào bán cổ phần riêng lẻ lên tới 250 triệu cổ phiếu. Giá chào bán trên 100.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị huy động tối thiểu 25.000 tỷ đồng.

Đối tượng chào bán là các tổ chức nước ngoài. Phương thức chào bán là riêng lẻ với số lượng nhà đầu tư được chào bán không vượt quá 5 tổ chức. Cổ phần được chào bán thành công trong đợt này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm từ ngày hoàn thành đợt chào bán, trừ trường hợp chuyển nhượng theo quyết định của tòa án hoặc thừa kế.

Tài chính - Ngân hàng - Vingroup dự kiến chào bán lượng cổ phiếu trị giá tối thiểu 25.000 tỷ đồng cho nhà đầu tư nước ngoài

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang chào bán nhà đầu tư ngoại 25 triệu cổ phiếu.

Do đây là đợt chào bán cổ phần riêng lẻ nên cổ đông hiện hữu của VIC sẽ không hưởng/thực hiện quyền ưu tiên mua (theo tỷ lệ sở hữu của họ) đối với số cổ phần chào bán trong đợt này.

Số tiền huy động được, Vingroup dự kiến sẽ dùng 6.000 tỷ đồng để đầu tư cho các công ty con trong lĩnh vực công nghiệp - công nghệ là VinFast, Vinsmart và VinTech; 10.000 tỷ đồng trả nợ gốc và lãi; 9.000 tỷ đồng còn bổ sung vốn cho tập đoàn và các công ty con.

Tài chính - Ngân hàng - Vingroup dự kiến chào bán lượng cổ phiếu trị giá tối thiểu 25.000 tỷ đồng cho nhà đầu tư nước ngoài (Hình 2).

Kế hoạch sử dụng vốn huy động của tập đoàn Vingroup.

Thương vụ trên dự kiến được thực hiện trong 9 tháng cuối năm nay với thời gian cụ thể do HĐQT quyết định. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ huy động vốn quy mô lớn hàng đầu của Việt Nam và dự kiến mang về nguồn ngoại tệ lớn.

Ngoài ra, trong đợt lấy ý kiến này, Vingroup còn trình cổ đông thay đổi một số ngành nghề kinh doanh, trong đó, loại bỏ lĩnh vực Cổng thông tin và bổ sung chi tiết đối với ngành nghề đại lý môi giới, buôn bán nông lâm sản, nghiên cứu thị trường, dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

Cách đây hơn nửa năm, Vingroup cũng chào bán cổ phiếu ưu đãi cho Hanwha, thu về 9.300 tỷ đồng.

Hiện tại Vingroup đang có vốn điều lệ 32.756 tỷ đồng, bao gồm 3,19 tỷ cổ phiếu phổ thông và 84 triệu cổ phiếu ưu đãi.

Tỷ lệ phát hành tính trên số cổ phần phổ thông đang lưu hành (tính trên cơ sở trước khi hoàn thành chào bán): 7,833%; và - Tỷ lệ tính trên số cổ phần phổ thông đang lưu hành (tính trên cơ sở sau khi hoàn thành chào bán với giả định chào bán hết và thành công số lượng tối đa): 7,264%.

Hiện tại cổ phiếu Vingroup đang ở vùng giá cao nhất mọi thời đại (tính theo giá điều chỉnh), đạt 118.600 đồng.

Tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản của Vingroup là 289.105 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 190.046 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Vingroup là 99.059 tỷ đồng. Vingroup cũng là doanh nghiệp tư nhân Việt có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Chủ tịch HĐQT của Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng được Forbes ghi nhận là người giàu nhất Việt Nam hiện tại với tài sản định giá 6,6 tỷ USD, đứng thứ 239 thế giới, tăng 2,3 tỷ USD so với năm ngoái. Ông lần đầu được Forbes vinh danh năm 2013, với 1,5 tỷ USD, đứng thứ 974.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.