Vĩnh Phúc: Vườn Quốc gia Tam Đảo có đang bị xâm phạm?

Vĩnh Phúc: Vườn Quốc gia Tam Đảo có đang bị xâm phạm?

Vũ Ngọc Tân

Vũ Ngọc Tân

Thứ 3, 27/08/2024 14:00

Người dân thông tin, tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, thời gian qua xuất hiện tình trạng mua bán chuyển nhượng đất rừng và nhiều cá nhân đang có dấu hiệu thay đổi hiện trạng vườn Quốc gia Tam Đảo.

image

Xâm phạm vườn Quốc gia?

Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật trong công tác bảo vệ rừng và lâm sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, phóng viên Người Đưa Tin nhận được thông tin từ phía người dân tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên về việc một số khu vực đất rừng nằm trong ranh giới vườn Quốc gia Tam Đảo đang có dấu hiệu bị mua gom và xâm phạm, thay đổi hiện trạng đất. 

Đáng chú ý, sự việc trên đã diễn ra trong suốt một thời gian dài mà không được ngăn chặn xử lý kịp thời khiến người dân lo ngại về nguy cơ mất rừng mất đất tại vườn Quốc gia Tam Đảo.

Vườn quốc gia Tam Đảo

Hình ảnh máy xúc đang san gạt tại vườn Quốc gia Tam Đảo thuộc địa phận xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên.

Trong vai một người có nhu cầu mua đất rừng để đầu cơ, phóng viên đã được người dân đưa đi khảo sát tại khu chân vườn quốc gia Tam Đảo.

Từ hồ Đồng Câu, phóng viên men theo một con đường nhỏ đi vào trong những tán rừng bạch đàn cao vút. Vượt qua những ổ trâu, ổ gà phía ngoài, chúng tôi khá bất ngờ với cảnh tượng bên trong.

Vườn quốc gia Tam Đảo

Đường dẫn vào khu vực mà người dân phản ánh tình trạng xâm phạm vườn Quốc gia Tam Đảo.

Trái với màu xanh vốn có của núi rừng, trước mắt phóng viên là cả một khu vực đất đồi trọc đang bị cày xới ngổn ngang. Xa xa là tiếng máy xúc ủi đang hoạt động gầm vang một góc rừng. Vị trí các máy xúc ủi hoạt động rất gần khu rừng thông vườn Quốc gia Tam Đảo.

Vườn quốc gia Tam Đảo

Đất đá bị xới tung tại vườn quốc gia Tam Đảo.

Vườn quốc gia Tam Đảo

Đất đá bị xới tung tại vườn Quốc gia Tam Đảo.

Vườn quốc gia Tam Đảo

Đường đi phía trong đã được mở rộng hơn so với trước đây.

Nói về việc hoạt động đào xới đất rừng vườn Quốc gia Tam Đảo, một số người dân cho biết, hiện đang có một đơn vị tại Vĩnh Phúc đang đứng ra thu gom hàng chục hecta đất rừng tại khu vực này. Tình trạng như phóng viên vừa ghi nhận đã diễn ra từ hơn 1 tháng trước và hoạt động công khai giữa ban ngày.

Vĩnh Phúc: Vườn Quốc gia Tam Đảo có đang bị xâm phạm?- Ảnh 6.

Vườn Quốc gia Tam Đảo

Vườn quốc gia Tam Đảo

Nhiều máy móc được đưa vào để đào xới vườn quốc gia Tam Đảo.

Có dấu hiệu của việc chuyển nhượng đất rừng trái pháp luật

Thông tin về giá chuyển nhượng đất rừng tại đây, một người dân cho biết, giá dao động khoảng 70 triệu đến 80 triệu một sào (1 sào khoảng 360 mét vuông).

Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực đang san gạt xuất hiện nhiều người và luôn cảnh giác khi có người lạ ra vào. Chính vì vậy, sự xuất hiện của phóng viên tại đây nhanh chóng được những người này bám sát đồng thời chỉ đạo máy móc dừng thi công.

Vườn quốc gia Tam Đảo

Từ trên cao quan sát có thể thấy một khoảng đất rừng rộng lớn tại vườn Quốc gia Tam Đảo không một bóng cây.

Trao đổi với lãnh đạo xã Trung Mỹ về nội dung trên, ông Trương Quang Vinh, Chủ tịch xã cho biết, qua thông tin mà phóng viên cung cấp, phía UBND xã sẽ chỉ đạo lực lượng vào cuộc kiểm tra.

Theo ông Vinh, khu vực trên quy hoạch cho vườn Quốc gia nhưng thực tế người dân đã sử dụng canh tác trồng cây trước khi thành lập vườn. Hiện tình trạng này đang phổ biến. Vị trí này đang được vườn quốc gia và các cấp cắt ra để bàn giao về cho địa phương quản lý. Cây cối tại đây là do người dân trồng…

Về nội dung mua bán rừng ông Vinh cho biết thêm “đây là thuộc vườn Quốc gia nên chắc không ai dám tiếp nhận, xác nhận mua bán”. Về việc khai thác lâm sản, vị Chủ tịch xã Trung Mỹ cho biết, sẽ cử cán bộ xuống xác minh lại.

Vườn quốc gia Tam Đảo

Vi trí máy móc đang san gạt sát rừng thông lâu năm trong vườn Quốc gia Tam Đảo.

Đã kiểm tra và phát hiện không xin phép

Cũng trao đổi về nội dung trên, Trạm Trưởng trạm Kiểm lâm xã Trung Mỹ cho biết, đơn vị đã nắm được vụ việc từ ngày 12/8 trước đó và đã yêu cầu các bên dừng hoạt động máy móc. Tuy nhiên, vị này khẳng định đây không phải là chặt rừng hay đào xới, ở đây người ta chỉ nhổ gốc cây bạch đàn chồi.

Vườn quốc gia Tam Đảo

Người dân phản ánh nhiều vị tri đất rừng nằm trong vườn Quốc gia Tam Đảo có dấu hiệu được các cá nhân thực hiện việc mua bán.

Phóng viên đặt câu hỏi, các hoạt động trên có được sự đồng ý của lực lượng kiểm lâm hay chưa thì được Trạm Trưởng trạm Kiểm lâm xã Trung Mỹ cho biết “quá trình kiểm tra phát hiện người ta chưa xin phép, phía trạm cũng đã làm báo cáo gửi lên UBND xã Trung Mỹ và khẳng định thời điểm sau 12/8 không còn hoạt động tại khu vực này”.

Thế nhưng trái với những gì mà vị này thông tin, thời gian sau đó, phóng viên Người Đưa Tin đã liên tục ghi nhận được hoạt động của máy gạt, máy xúc tại khu vực mà người dân phản ánh tình trạng xâm phạm vườn Quốc gia Tam Đảo ở trên.

Vườn quốc gia Tam Đảo

Một khu vực mới được máy xúc thực hiện việc sat gạt trong vườn Quốc gia Tam Đảo.

Mới đây, thông tin đến Người Đưa Tin, một cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, khu vực mà phóng viên phản ánh và đề cập tới là thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo. Phía Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc giới thiệu và cho số điện thoại để phóng viên liên hệ làm việc trực tiếp với Hạt kiểm lâm vườn Quốc gia Tam Đảo đơn vị quản lý. Tuy nhiên, sau nhiều lần gọi điện, phóng viên không thể liên lạc được với lãnh đạo của đơn vị này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!

Vườn Quốc gia Tam Đảo có diện tích rộng lớn, trải dài 80km qua 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Vườn có tổng diện tích gần 33.000 ha, chủ yếu là rừng nguyên sinh tự nhiên. Vườn Quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm.

Theo thống kê, vườn Quốc gia Tam Đảo có 1.141 loài động vật (39 loài đặc hữu), 1.436 loài thực vật (68 loài đặc hữu), 1 số loài quý hiếm như cá cóc, lan hài, hoàng thảo, dẻ tùng sọc trắng…

Khí hậu VQG Tam Đảo có độ ẩm cao, nhiệt độ mát mẻ, thảm thực vật luôn xanh tốt quanh năm.

Tội hủy hoại rừng bị xử lý thế nào?

Theo Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, phá rừng trái pháp luật là hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo pháp luật hiện hành, tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng trong đó có Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên có thể bị xử lý với mức hình phạt lên đến 15 năm tù.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.