Vợ chồng rủ nhau tự vẫn và nỗi ám ảnh của người ở lại

Vợ chồng rủ nhau tự vẫn và nỗi ám ảnh của người ở lại

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 7, 21/04/2018 17:42

Thời gian gần đây, liên tục xảy ra các vụ việc vợ chồng cùng tự vẫn. Bất kể vì một lý do gì tìm đến cái chết, nhưng họ không hề biết rằng sự ra đi đó, người ở lại sẽ là người tổn thương nhiều nhất.

Từ những vụ việc đau lòng...

Ngày 17/4, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin sự việc liên quan đến cái chết của đôi vợ chồng trẻ xảy ra tại khu phố 1, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đó là vợ chồng anh Nguyễn Mạnh Hùng (35 tuổi) và chị Lê Thị Huyền (33 tuổi). Theo kết quả điều tra, vợ chồng anh Hùng và chị Huyền thuê ki ốt số 2, số nhà 273 đường Bà Triệu để ở và mở quán cắt tóc, gội đầu.

Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ không có mâu thuẫn với ai và sống rất tình cảm. Tuy nhiên, thời gian gần đây do vay nợ của nhiều người nên anh Hùng và chị Huyền thường bị các chủ nợ đến đòi. Trong bức thư tuyệt mệnh mà hai vợ chồng để lại, ghi rõ do nợ nần, quẫn bách, không còn khả năng chi trả nên cả hai thống nhất cùng chết, không bị ai hãm hại. Được biết, vợ chồng anh Hùng có một con trai học lớp 4. Sự việc gây rúng động thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa.

Vợ chồng rủ nhau tự vẫn và nỗi ám ảnh của người ở lại

Rất nhiều vụ việc vợ hoặc chồng tự vẫn thời gian qua gây xôn xao dư luận.

Trước đó, vụ việc mâu thuẫn chồng, vợ treo cổ tự tử xảy ra trên địa bàn phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) ngày 8/4 cũng khiến nhiều người dân xôn xao. Theo đó, nạn nhân là chị H. (SN 1987). Nguyên nhân xảy ra cái chết là do mâu thuẫn vợ chồng, dẫn đến người vợ bức xúc, tiêu cực bản thân, tự treo cổ. Được biết, vợ chồng chị H. có một người con trai được khoảng 6 tuổi.

Hay vụ việc xảy ra vào những ngày cuối tháng 3/2018, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về vụ việc chồng sát hại vợ, đốt xác rồi treo cổ tự tử.

Theo đó, vợ chồng anh Nguyễn Thanh Vũ (32 tuổi, quê tỉnh Đắk Nông, thuê trọ phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, Bình Dương) và chị Lê Huyền D. (29 tuổi) đang ly thân. Chị D. và con trai 6 tuổi sống nhờ nhà anh trai, trong một lần đến tìm vợ và con trai, Vũ nhờ vợ dùng xe máy đưa mình và con trai ra ngã tư Hòa Lợi đón xe khách về Đắk Nông.

Vũ chở vợ và con trai đến đoạn đường đất hoang vắng, sau đó có hỏi con trai “có phải mẹ thường xuyên đi chơi không?”. Con trai chưa kịp trả lời, Vũ dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu vợ và rút dao nhọn đâm nhiều nhát. Thấy vợ nằm gục, Vũ lấy trong ba lô can xăng đổ lên người vợ và châm lửa đốt. Gây án xong, Vũ chạy xe máy để con trai trên đường vắng rồi vào bụi cây treo cổ tự tử. Vũ có để lại tờ giấy nói rõ việc sát hại vợ. Vụ việc đau lòng này khiến người đọc xót xa, nhất là chi tiết con trai chứng kiến bố sát hại mẹ.

... đến nỗi ám ảnh người ở lại

Từ những vụ việc đau lòng trên, PV báo Người Đưa Tin đã liên hệ với nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất, nghe chuyên gia phân tích tâm lý khủng hoảng gia đình và nỗi đau của người ở lại.

Nhà nghiên cứu tâm lý này khẳng định: “Tự tử là một hành động quá dại dột, nông cạn trong cuộc sống. Nguyên nhân vì sao họ tự tử thì chúng tôi nghiên cứu và chỉ ra rằng do áp lực quá lớn không thể chịu đựng được nữa, đồng thời do kỹ năng sống thiếu hụt trầm trọng. Khi tìm đến cái chết, những người này họ không nghĩ được người ở lại thiệt thòi ra sao? Mình chết đi thì sẽ thiệt thòi đến mức nào... Nên mới không tìm được một con đường nào khác để đi nên mới tìm đến con đường tự vẫn”.

Theo nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất, việc vợ chồng xảy ra mâu thuẫn và tìm đến cái chết chủ yếu là phụ nữ. Còn đàn ông tự vẫn cũng có nhưng hiếm, không đáng kể.

Vợ chồng rủ nhau tự vẫn và nỗi ám ảnh của người ở lại (Hình 2).

Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng vợ chồng tìm đến cái chết là dại dột.

“Thực tế hiện nay, mâu thuẫn gia đình so với thời ngày xưa xảy ra nhiều hơn một chút. Bởi, ngoài vợ chồng sống với nhau thì một ngày họ phải dung hòa các mối quan hệ từ cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, con cái và nhiều thứ khác cần quan tâm nên áp lực quá nhiều”, ông Nguyễn An Chất cho biết.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn An Chất, việc vợ hoặc chồng, hay cả hai vợ chồng tự vẫn thì người chịu nỗi đau, ám ảnh nhiều nhất vẫn là người ở lại, con cái, bố mẹ, anh em...

Chính vì vậy, để xử lý khủng hoảng trong gia đình, ông Nguyễn An Chất đưa ra lời khuyên:

“Đối với vợ chồng, khi xảy ra mâu thuẫn cần bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Nếu không thể tìm được một giải pháp nào thiết thực nhất thì phải tìm người có trình độ cao hơn mình để nghe lời khuyên. Đồng thời, trong quá trình sống, học tập, làm việc cần phải biết trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng sống. Thêm nữa, trong một gia đình phải biết nhường nhịn, tha thứ, vị tha cho nhau... Nếu không làm được điều đó sẽ bị quẫn trí, dẫn đến điên nhất thời và một khi đã điên nhất thời thì sẽ có những hành động dại dột.

Còn đối với những người ở lại, khi xảy ra những vụ việc đau lòng rồi, không lấy lại được người mất nên đừng quá mãi chìm đắm trong đau khổ. Cố gắng vượt qua mất mát và cũng trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết, để những thành viên khác trong gia đình không còn rơi vào bi kịch như người tự vẫn trước”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.