Theo Sohu đưa tin, Xiao Liu và vợ ở độ tuổi 30 (Trung Quốc) do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên hai người có thói quen ăn trứng luộc mỗi ngày để tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, sau khoảng 3 tháng ăn liên tục thì cả 2 đều được chẩn đoán bị nhồi máu não. Bác sĩ phân tích, với chế độ ăn uống như vậy thì mạch máu bị tắc nghẽn là điều dễ hiểu.
Trứng là thực phẩm chứa nhiều cholesterol, lên tới 200 mg trong một quả. Vì vậy, nếu ăn trứng luộc mỗi ngày thì lượng cholesterol trong cơ thể sẽ vượt quá mức bình thường. Về lâu dài, điều này không chỉ khiến máu đặc hơn mà còn dẫn đến tăng lipid máu. Đồng thời, một lượng lớn mỡ sẽ tích tụ trên thành mạch máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, từ đó gây ra các bệnh về mạch máu não như xơ cứng động mạch, nhồi máu não,...
Không chỉ nhồi máu não, nếu ăn quá nhiều trứng trong thời gian dài bạn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe như:
-Tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim
Một quả trứng gà, vịt có thể cung cấp khoảng 200mg cholesterol nên ăn quá nhiều sẽ gây tình trạng tăng cholesterol trong máu, xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim. Đặc biệt là ở độ tuổi trung niên nếu cholesterol tồn đọng sẽ gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng áp suất dòng chảy mạch máu, dễ gây cao huyết áp.
-Tăng nguy cơ xơ gan
Các chất protit, lipit, gluxit, vitamin và các khoáng chất ở trong trứng kích thích tăng men gan, hormone, tích tụ trong gan gây xơ gan.
-Tăng nguy cơ béo phì
Protein đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng miễn dịch. Nhưng chỉ ăn trứng để thay thế cho các thực phẩm khác có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Quá nhiều trứng thậm chí khiến một số người bị đầy hơi. Hấp thụ nhiều lòng đỏ dễ kích hoạt mức cholesterol tăng và thậm chí dẫn đến tăng cân.
Vì những lý do trên, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mọi người nên ăn trứng với số lượng vừa phải. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng vì dễ làm bé bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa cũng không nên cho trẻ ăn trứng vào buổi tối.
Tùy theo độ tuổi mà nhu cầu sẽ khác nhau. Ở trẻ trên 6-7 tháng tuổi, mỗi lần 1/4 lòng đỏ trứng gà vào xoong bột và 3 lần/tuần; Từ 8-9 tháng tuổi cho ăn ½ lòng đỏ trứng gà, hoặc 2 quả trứng chim cút mỗi bữa; Trẻ từ 10-12 tháng tuổi ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa/ tuần. Người lớn chỉ nên ăn 3 quả trứng mỗi tuần.
Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên chỉ nên ăn 2 quả trứng mỗi tuần.
Trường hợp người có lượng cholesteron máu thấp, trứng lại rất tốt để cải thiện. Lượng cholesterol máu thấp cũng gây nguy hiểm chẳng kém gì cholesterol máu cao. Ở những người này có thể ăn mỗi ngày 1 quả trứng trong 2 tháng sau đó đi kiểm tra lại lượng cholesterol. Nếu vẫn thấp ăn thêm trứng, còn đủ giảm bớt tuần ăn 2 – 3 quả trứng.
Người bị gout không nên ăn quá 3 quả trứng/tuần. Riêng với trứng ngỗng, người bị gout không chỉ nên ăn 1 quả/ tuần. Tuyệt đối không tiêu thụ các loại trứng lộn.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, với hàm lượng dinh dưỡng cao, việc ăn trứng vào buổi tối khiến cơ thể không hấp thụ kịp, năng lượng được dự trữ lại dễ khiến chúng ta tăng cân. Cholesterol trong lòng đỏ trứng gà cũng sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho cơ thể. Do đó, nên ăn trứng vào buổi sáng để tránh những tác hại vừa nêu, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ được các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, cách chế biến trứng có thể ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng. Các phương pháp nấu ít thời gian và nhiệt độ thấp ít gây ra quá trình oxy hóa cholesterol và giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng. Vì lý do này, trứng luộc và chần là cách ăn lành mạnh nhất. Phương pháp chế biến đó cũng không thêm bất kỳ calorie không cần thiết nào.
Minh Hoa (t/h)