Dù không biết có được thừa hưởng điều gì đó may mắn từ kho báu ấy không, nhưng người đàn ông vô danh đã giúp đoàn khảo cổ phát hiện được một trong những di tích kho báu vĩ đại nhất.
Khoảng 3.000 đồ trang sức bằng vàng và đáng giá trong một gò đất ở vùng núi Tarbagatai xa xôi.
Kho báu "vô giá" nghi thuộc về các thành viên hoàng gia hoặc ưu tú của người Saka – bộ tộc từng sống ở khu vực Trung Á suốt 8 thế kỷ trước khi Chúa Jesu ra đời.
Trong số những vật phẩm được phát hiện có những bông tai hình chuông, vàng lá với đinh tán bên trên, những tấm bản, các dây chuyền đều bằng vàng và một vòng cổ gắn đá quý.
Những chuỗi hạt vàng gắn trên quần áo được thực hiện một cách tinh vi cho thấy kỹ năng làm đồ trang sức đã phát triển trong giai đoạn này.
Các nhà khảo cổ gọi kho tàng này là "độc nhất vô nhị", vì nó tiết lộ sự khai mỏ, buôn bán, vàng và các kĩ thuật nấu chảy kim loại cổ đại, phát hiện này có thể mang tới một góc nhìn hoàn toàn mới về lịch sử Kazakhstan.
Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy chủ nhân của kho báu này nằm cách vị trí của kho báu khoảng 200m. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đào được mộ của cặp đôi này.
Giáo sư Zainolla Samashev, phụ trách các cuộc khai quật cho biết: "Một số lượng lớn những phát hiện có giá trị trong gò chôn cất này khiến chúng tôi tin rằng một người đàn ông và một người phụ nữ đã được chôn ở đây. Họ có thể là những người trị vì hoặc những người thuộc tầng lớp tinh túy của xã hội Saka".
Có khoảng 200 khu đất bí ẩn chôn cất trên cao nguyên Eleke Sazy – nơi những kho báu này được tìm thấy. Tuy nhiên, cũng nhiều kho báu đã bị cướp vào thời cổ đại.
Người Saka là một nhánh của người Sythia – nền văn minh du mục phức tạp ở khu vực Trung Á trải dài tới Siberia.
Họ nói một ngôn ngữ có liên quan mật thiết nhất với tiếng Ba Tư. Lần đầu tiên họ được ghi nhận vào thế kỉ 9 TCN như một trong những nhóm người Scythia từng cai trị Thảo nguyên Âu-Á hàng trăm năm.
Nhưng điều xảy ra với họ vẫn còn là một bí ẩn, vì các nhà sử học có rất ít thông tin về người Saka sau khoảng thời gian này, và các đồ tạo tác gần nhất được phát hiện chỉ trong thế kỉ 20.
Các nhà sử học cho biết, cao nguyên Eleke Sazy từng được các vị vua Saka xem là "thiên đường", đó là lí do tại sao lại có nhiều nấm mồ ở đây đến vậy.
Nguyên Anh (Nguồn Live Science)