Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – HoSE: VPB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 với nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần đạt 11.323 tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.
Dù vậy, các hoạt động kinh doanh ngoài lãi của ngân hàng lại cho thấy kết quả thụt lùi khi hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 32,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 95 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh khác của VPBank ghi nhận khoản lãi 225 tỷ đồng, giảm đến 84% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân đến từ nguồn thu từ các công cụ phái sinh khác giảm 31,2% so với cùng kỳ xuống 664 tỷ đồng, thu từ nợ đã xử lý rủi ro giảm 33,3% xuống 372 tỷ đồng. Đặc biệt, thu từ hoạt động bán nợ của VPBank giảm mạnh từ 750 tỷ đồng xuống gần 2 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của VPBank cũng ghi nhận ở mức gần 1.554 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm sáng là hoạt động kinh doanh ngoại hối của VPBank mang về 304 tỷ đồng lãi thuần cho ngân hàng, trong khi cùng kỳ năm nước, hoạt động này khiến VPBank lỗ 347 tỷ đồng.
Trong đó, tất cả các khoản thu đều ghi nhận sự tăng trưởng khi thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay đạt 659 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ; thu từ kinh doanh vàng cũng đạt gần 2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ thu về 105 triệu đồng và thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ cũng tăn 2,3 lần so với quý I/2023.
Kết quả, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 13.411 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng 11% đạt 9.944 tỷ đồng,.
Trong kỳ, ngân hàng đã tiết giảm khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng xuống còn 5.762 tỷ đồng, giảm 9,8% so với cùng kỳ.
Nhờ vậy, VPBank báo lãi trước thuế đạt gần 4.182 tỷ đồng, tăng 64%; lãi sau thuế tương ứng đạt gần 3.142 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm ngày 31/3/2024,, tổng tài sản VPBank ghi nhận ở mức gần 822.367 tỷ đồng, nhích nhẹ 0,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 582.691 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cuối năm ngoái.
Tiền gửi và cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác tăng từ 94.094 tỷ đồng năm trước lên gần 98.546 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tại thời điểm cuối quý I/2024 của VPBank cũng đạt 455.817 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
Về chất lượng nợ, tại thời điểm cuối tháng 3, tổng nợ xấu của ngân hàng là 28.173 tỷ đồng, giảm 0,9% so với cuối năm trước. Nguyên nhân đến từ sự sụt giảm của nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) từ 12.074 tỷ đồng năm trước xuống 9.826 tỷ đồng.
Trong khi đó, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng gần 14% lên 13,656 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 7,5% lên gần 4.691 tỷ đồng. Kết quả, tỉ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay của VPBank đã giảm từ 5,02% xuống 4,84%.
Tại diễn biến liên quan, ĐHĐCĐ VPBank dự kiến sẽ tổ chức vào 9h ngày 29/4/2024 tại Ball Room tầng 6, Khách sạn Lotte, số 54 Liễu Giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội.
Theo đó, trong tài liệu ĐHĐCĐ, VPBank đặt ra kế hoạch kinh doanh năm 2024, với tổng tài sản hợp nhất là 974.270 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2022. Nhà băng lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 23.165 tỷ đồng, tăng 22% so với kết quả thực hiện của năm trước.
Như vậy, kết thúc quý I/2024, VPBank đã thực hiện được 18% kế hoạch lợi nhuận đề ra. HĐQT VPBank cũng dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua việc phát hành trái phiếu quốc tế bền vững theo hình thức riêng lẻ cho một số nhà đầu tư.
Loại hình phát hành là trái phiếu không chuyển đổi, không có đảm bảo, không kèm theo chứng quyền. Đồng tiền phát hành là USD với khối lượng phát hành tối đa 400 triệu USD, thời hạn 5 năm.