VPBank đang đẩy mạnh cho vay ở mảng nào?

Nguyễn Thị Thu Hương

Nguyễn Thị Thu Hương

Thứ 3, 29/10/2024 14:57

Trong cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành, mảng bất động sản là mảng được VPBank cho vay nhiều thứ 2 với 164.907 tỷ đồng, chiếm 26% tổng dư nợ.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – HoSE: VPB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 với tổng tài sản ghi nhận ở mức gần 858.885 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2023. Tiền gửi của khách hàng tại thời điểm cuối quý III/2024 của VPBank cũng đạt 475.782 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Về chất lượng nợ, tỉ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay của VPBank đã giảm từ 5,02% xuống 4,8%.

Về cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành, VPBank đang cho vay nhiều nhất đối với hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình với 180.976 tỷ đồng, chiếm 28,4%. Tiếp đó là cho vay ở mảng bất động sản với 164.907 tỷ đồng, chiếm 26% tổng dư nợ.

Khoản cho vay cá nhân để mua nhà ở của ngân hàng cũng chiếm 13,4%, tương đương 85.649 tỷ đồng.

Kết thúc quý III/2024, VPBank báo lãi sau thuế tăng 71% so với cùng kỳ năm trước lên 4.164 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 13.861 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10.947 tỷ đồng, tăng 68% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Trong kỳ, nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần của VPBank đạt 12.156 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

Các hoạt động kinh doanh ngoài lãi của ngân hàng cũng cho thấy kết quả khả quan với lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 96 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 64 tỷ đồng. Trước đó, trong quý II, mảng này thậm chí đem về cho VPBank khoản lãi lên đến 194 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm, mảng này mang về khoản lãi 594 tỷ đồng, trong đó thu từ kinh doanh vàng của ngân hàng đạt 5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ thu về 115 triệu đồng và thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ cũng tăng 112% so với quý III/2023 lên 1.805.

Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của ngân hàng cũng tăng 1,3 lần lên gần 117 tỷ đồng và lãi từ hoạt động động khác cũng tăng 3 lần so với cùng kỳ lên 1.526 tỷ đồng. 

Duy chỉ có lãi lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.148 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ.

Nhờ thu nhập lãi thuần và các hoạt động kinh doanh khác tăng trưởng mạnh, dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VPBank tăng 24% lên 6.125 tỷ đồng, VPBank vẫn báo lãi sau thuế tăng so với cùng kỳ.

Tại thời điểm ngày 30/9/2024, tổng số nhân viên bình quân của VPBank là 26.672 tỷ đồng, đã tăng 1.699 người so với hồi cuối năm 2023.

Tổng quỹ lương của nhân viên đã giảm 4% so với năm trước xuống gần 5.767 tỷ đồng. Tiền lương bình quân tháng của nhân viên là 24,81 triệu đồng/người và thu nhập bình quân là 27,58 triệu đồng/người.

Về phía lãnh đạo ngân hàng, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank là người có nhiều đóng góp lớn làm thay đổi VPBank. Thời điểm 2010 khi ông làm Chủ tịch, VPBank đổi tên từ Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

Năm 2012, ngân hàng này công bố chiến lược phát triển giai đoạn 2012-2017 hướng tới mục tiêu nằm trong top đầu về ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Với kế hoạch cụ thể, năm 2011, VPBank lần đầu tiên báo lãi trước thuế vượt 1.000 tỷ đồng. Năm 2012, lần đầu tiên tổng tài sản ngân hàng vượt 100.000 tỷ đồng.

Trong khi thời kỳ trước đó, lợi nhuận và thu nhập lãi thuần của VPBank chỉ quanh quẩn ở mức vài trăm tỷ đồng. Tổng tài sản năm 2009 mới chỉ ở mức 27.543 tỷ đồng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.