Vụ 18.000 chai tương ớt Chin-su: Masan báo cáo Sở giao dịch chứng khoán

Vụ 18.000 chai tương ớt Chin-su: Masan báo cáo Sở giao dịch chứng khoán

Đào Lan Anh

Đào Lan Anh

Thứ 5, 11/04/2019 19:16

Liên quan đến vụ việc 18.000 chai tương ớt Chin-su bị thu hồi, trong báo cáo Sở giao dịch chứng khoán, Masan không đưa lại thông tin tương ớt Chin-su là “sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam”.

Trước đó, thông tin tương ớt Chin-su là “sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam” đã nhận nhiều phản ứng trái chiều.

Thông tin trên báo Tuổi Trẻ, báo cáo của Masan cho biết, sản phẩm tương ớt Chin-su là một sản phẩm của Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (thành viên trong Tập đoàn Masan), luôn tuân thủ các quy định của Việt Nam và Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) về ghi nhãn, thành phần và việc sử dụng phụ gia thực phẩm.

Hiện nay, tương ớt Chin-su đang được xuất khẩu một cách chính thức và có mặt trên thị trường Mỹ, Canada, Úc, Nga, Cộng hòa Séc, Trung Quốc, Đài Loan.

Tiêu dùng & Dư luận - Vụ 18.000 chai tương ớt Chin-su: Masan báo cáo Sở giao dịch chứng khoán

Tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Osaka, Nhật Bản - Ảnh: Trang web của TP Osaka/Tuổi Trẻ.

Báo cáo cũng khẳng định, sản phẩm tương ớt Chin-su luôn an toàn cho người sử dụng tại bất kỳ thị trường nào. Ngoài ra, Masan cũng khẳng định không bán hoặc xuất khẩu sản phẩm tương ớt Chin-su cho Công ty Javis và không xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Thanh Niên đưa tin thêm, báo cáo của Masan cho rằng theo thông tư 27/2012/TT-BYT của Bộ Y tế Việt Nam về quản lý phụ gia thực phẩm, quy chuẩn của các quốc gia nói trên và tiêu chuẩn của Codex thì việc sử dụng chất bảo quản là axit benzoic (210) hoặc natri benzoat (211) với hàm lượng tối đa 1g/kg sản phẩm tương ớt là hoàn toàn phù hợp theo Tiêu chuẩn Codex Stan 192-1995 về phụ gia thực phẩm (ấn bản mới nhất năm 2018) và Tiêu chuẩn Codex khu vực Codex Stan CXS 306R-2011 về tương ớt (ấn bản mới nhất năm 2017).

Để khẳng định thêm về điều này, Masan dẫn chứng việc Cục An toàn thực phẩm cũng xác nhận và công bố trên trang web chính thức về việc sử dụng axit benzoic và axit sorbic trong tương ớt là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và tiêu chuẩn Codex.

Từ khi xuất hiện thông tin thu hồi 18.000 chai tương ớt Chin-su tại Nhật Bản, cổ phiếu MSN bắt đầu đứng giá và suy giảm hai phiên liên tiếp vào đầu tuần này. Chốt phiên hôm nay, MSN hồi phục tăng 1.000 đồng lên 87.700 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên vẫn giảm 600 đồng/cổ phiếu so với đầu tuần.

Mộc Miên (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.