Vào lúc 5h30 chiều 16/12/1974, thiếu nữ 16 tuổi Biện Ngọc Anh ra khỏi nhà. Khoảng 6h30, cô gọi điện cho một người bạn là Trần Bân Bân, hẹn gặp mặt tại ga tàu điện thung lũng Wong Nai Chung. Tuy nhiên, khi Bân Bân đến nơi thì đợi mãi không thấy Ngọc Anh đâu.
Đến ngày hôm sau, một người dọn vệ sinh, 44 tuổi, tại đường hầm Wong Nai Chung nhìn thấy một chiếc hộp giấy có nhãn hiệu TV Hitachi S67B. Tò mò mở chiếc hộp ra, người phụ nữ hoảng hốt báo cảnh sát sau khi thấy một thi thể nữ khỏa thân được đặt trong đó.
Sau khi xác nhận được danh tính của nạn nhân là Biện Ngọc Anh, họ mang thi thể về khám nghiệm pháp y. Kết quả pháp y được báo cáo như sau: Hai bên ngực bị cắt bỏ, hạ thân có dấu vết bị bỏng. Nguyên nhân cái chết là do bị siêt cổ đến chết, không có dấu hiệu bị xâm hại.
Từ lời khai của các bạn học, Biện Ngọc Anh rất thích ăn kem nên thường xuyên đến khu vực này. Khoanh vùng điều tra, cảnh sát xác định quán kem An Mỹ rơi vào diện tình nghi vì gần quán kem này có rất nhiều thùng giấy loại to.
Xem xét sổ ghi chép ca trực đêm hôm trước của quán, chỉ có một nhân viên làm thêm bán thời gian là Âu Dương Bỉnh Cường. Không những thế, họ còn tìm thấy trong móng tay của Biện Ngọc Anh có những sợi vải trùng khớp với bộ đồ mà Âu Dương Bỉnh Cường đang mặc. Trong tóc của nạn nhân còn dính hai đoạn ống bọc dây điện giống loại dây ở công trường gần quán kem An Mỹ đang dùng. Bên cạnh đó, họ còn tìm thấy nhiều thùng giấy, ống bọc dây điện, hai tờ báo và một ít quần áo trong quán An Mỹ.
Cảnh sát ngay lập tức bắt giữ Âu Dương Bỉnh Cường để phục vụ công tác điều tra. Họ nghi ngờ, nạn nhân đã đến tiệm kem, đồng thời mượn điện thoại của hung thủ để gọi cho Trần Bân Bân sau đó bị Âu Dương Bỉnh Cường quấy rối. Biện Ngọc Anh đã la hét phản đối nên bị hung thủ sát hại. Tuy nhiên Âu Dương Bỉnh Cường được thả tự do ngay ngày hôm sau. Đến 27/3/1975, Âu Dương Bỉnh Cường lại bị bắt.
Vụ án “Thi thể trong hộp giấy” khi đó đã trở thành vụ án đầu tiên hung thủ bị bắt vì những chứng cứ giám định khoa học mà không có nhân chứng hay bằng chứng thực tế nào khác. Năm 1975, Âu Dương Bỉnh Cương bị phán tử hình nhưng sau đó đã được hạ xuống chung thân vào năm 1977 bởi thống đốc Mao Lý Hạo.
Vụ án khép lại với vô vàn câu hỏi chưa được giải đáp như:
1, Thời gian tử vong bị thay đổi liên tục.
2, Vân tay trên hộp giấy không phải của Âu Dương Bỉnh Cường.
3, Cảnh sát chưa từng điều tra các nam sinh ở lớp tự học buổi tối của Biện Ngọc Anh
4, Sổ điểm danh lớp học buổi tối đột nhiên biến mất.
5, Tại quán kem không tìm thấy vân tay hay vật dụng cá nhân của Biện Ngọc Anh
6, Không có chứng cứ xác thực sợi vải tìm thấy ở móng tay nạn nân là từ bộ quần áo của hung thủ mà ra.
7, Âu Dương Bỉnh Cường mới cưới vợ, tình cảm mặn nồng, mới thi đỗ công chức, tương lai nghề nghiệp ổn định, động cơ gây án hoàn toàn không tồn tại.
Tất cả chứng cứ chỉ là những sợi vải trong móng tay nạn nhân giống với áo của Âu Dương Bỉnh Cường mặc hôm đó nhưng qua kiểm tra áo của anh ta không có dấu vết bị cào xé. Và không may mắn, Âu Dương Bỉnh Cường hôm đó lại trực ca tối nên đã “bất đắc dĩ” trở thành nghi phạm duy nhất mà thôi.
Theo thông tin kể lại, trong lúc phá án, cảnh sát từng sử dụng đòn tâm lý chính là giả làm Biện Ngọc Anh “gọi điện về” cho Âu Dương Bỉnh Cường nhưng anh ta lại vô cùng thản nhiên, không có dấu hiệu hoảng loạn hay sợ sệt. Đặc biệt khi yêu cầu ký tên vào tờ nhận tội, Âu Dương Bỉnh Cường ngập ngừng một lúc rồi nói: “Tôi kí, nhưng không có nghĩa là tôi làm.”
Nhiều người đồn đoán, có thể Âu Dương Binh Cường đã bị mua chuộc để nhận tội hộ. Bên cạnh đó phần lớn họ lại đặt ra giả thuyết khác là cảnh sát khi đó đã nhận tiền của hung thủ thật sự để chĩa mũi giáo thực sự về phía Âu Dương Binh Cường, nhanh chóng có thể kết thúc vụ án.
Năm 1977, HongKong có quyết định không điều tra lại những vụ án phạm tội trước ngày 1/1/1977 vì xung đột nội bộ lúc bấy giờ.
Vợ Âu Dương Bỉnh Cường, Trương Kim Phượng luôn có niềm tin rằng chồng mình vô tội. Cô đã nhờ đến cả những luật sự nước ngoài có tiếng để kháng án nhưng mọi đơn từ đều bị tòa án từ chối. Ròng rã theo đuổi vụ án của chồng nhưng không có hy vọng, năm 1981, Trương Kim Phượng và Âu Dương Bỉnh Cường ly hôn.
Ngoài ra, luật sư Thang Gia Hoa, người đã từng đảm nhận vụ án của Âu Dương Bỉnh Cường kể lại: “Âu Dương Bỉnh Cường đã khóc trong phiên tòa cuối cùng và nói với tôi rằng bản thân vô tội”. Điều đó đã ám ảnh tôi đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ lại tôi luôn cảm thấy mình thật thất bại và tội lỗi với Âu Dương Bỉnh Cường.
Vào ngày 11/9/2002, Âu Dương Bỉnh Cường mãn hạn. Ngay sau này khi được hỏi “Năm xưa có thật là anh không giết người không?”, Âu Dương Bình Cường cũng chỉ bình thản nói: “Vụ án đã kết thúc rồi, tôi cả đời này không muốn nhắc lại nữa.”
Han (theo Zhihu)
Xem thêm:
Vụ án chấn động Trung Quốc: Cơn ác mộng đòi đầu lật tẩy thảm án kinh hoàng (kỳ 8)
Thập đại kỳ án Trung Quốc: Tên sát hại trẻ em hàng loạt bị một cậu bé 14 tuổi lật tẩy (kỳ 6)
Vụ án chấn động Trung Quốc: 11 mạng người và 8 năm ròng rã truy bắt tên sát nhân mê súng (Kỳ 5)
Vụ án chấn động Trung Quốc: Ba lá bài bí ẩn xuất hiện cạnh thi thể phụ nữ tại Hàng Châu (kỳ 3)
Thập đại kỳ án chấn động Trung Quốc: Tên sát nhân giết người liên hoàn tại phố Bạch Ngân (kỳ 1)