Vụ án 'khi quân phạm thượng' dưới thời vua Gia Long

Vụ án 'khi quân phạm thượng' dưới thời vua Gia Long

Thứ 6, 10/01/2014 16:56

Vua Gia Long SN 1762, mất năm 1819. Sau khi đã bình định nước Việt Nam, Ngài tức Hoàng đế vị năm 1802 và khai sáng ra Nguyễn Triều.

Khi nói đến những vụ án xưa, người ta thường nhắc đến vụ án “khi quân phạm thượng” dưới thời vua Gia Long. Vụ án chỉ xoay quanh những hằn học của một cá nhân nhưng cách hành xử của vua Gia Long lại đáng để đời sau học tập. Người mắc tội khi quân là dũng tướng Lê Văn Quân. Vụ án này bắt nguồn từ những hằn học của ông với tướng Võ Tánh – anh rể vua Gia Long.

Tin Tứcsự kiện, ý kiến luật sư trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Thời sự trong ngày

Theo cuốn “Đại Nam chính biên liệt truyện”, quyển 27 thì, năm 1790 Lê Văn Quân nhận lệnh của Nguyễn Phúc Ánh tiến quân ra vùng Bình Thuận, tấn công quân Tây Sơn. Nguyễn Phúc Ánh ngẫm ngợi một mình Lê Văn Quân đi thì e rằng địch mạnh ta yếu mà hỏng việc, bèn sai thêm Võ Tánh đi cùng. Nhận thấy, Lê Văn Quân bạo dạn, quả quyết nhưng hay khinh suất, còn Võ Tánh hay nóng nảy, Nguyễn Phúc Ánh cũng không yên tâm, bèn sai Nguyễn Văn Thành đi cùng để kiềm chế hai người và điều khiển quân lính. Với một đội quân hùng hậu như vậy, Lê Văn Quân nhanh chóng đánh bại quân Tây Sơn, chiếm đóng một vùng lớn Bình Thuận.

Khi chiến thắng cũng là lúc Nguyễn Phúc Ánh lệnh cho Võ Tánh và Nguyễn Văn Thành rút quân về, để Lê Văn Quân cùng một đội binh sĩ ở lại. Lúc này đây, Lê Văn Quân càng trở nên ngạo mạn, hống hách. Ngay sau đó, quân Tây Sơn quay lại tấn công doanh trại của Lê Văn Quân khiến ông trở tay không kịp, phải cầu viện binh từ Võ Tánh và Nguyễn Văn Thành. Nhưng vì trước đó, Võ Tánh và Lê Văn Quân không ưa gì nhau nên việc cứu viện trở nên chậm trễ, Lê Văn Quân thất bại thảm hại và bắt đầu nhụt chí tiến thủ từ đấy.

Cũng trong thời gian này, Nguyễn Phúc Ánh nghe tin có quân Xiêm La gây hấn ở biên cương vùng Tây Ninh nên cho triệu Lê Văn Quân về. Lê Văn Quân thấy xấu hổ, tự cho mình kém cỏi, mặt khác lại bị Võ Tánh khinh bỉ nên nhùng nhằng mãi không chịu về. Ngược lại, Lê Văn Quân còn dâng biểu, tấu rằng: “Khi trước ở Bình Thuận, quan quân đến cứu viện khiến cho giặc phải rút lui, nhưng quan quân phần nhiều làm việc gàn dở, cướp bóc dân đen, vậy xin phái người đến điều tra xét hỏi cho rõ để giữ nghiêm quân lệnh”. Hàm ý của Lê Văn Quân ở đây là muốn nói xấu Võ Tánh, khiến cho Nguyễn Phúc Ánh giận mà quở trách rằng: “Việc lâu rồi, hà cớ cứ phải xét lại cho thêm phiền nhiễu. Vả lại, triều đình đang có lắm việc phải lo, thế mà không chịu nghĩ đến, toan tính việc nhỏ vậy sao?”.

Khi Nguyễn Phúc Ánh tỏ thái độ như vậy, Lê Văn Quân lại sợ bị trị tội, nên cáo bệnh không chịu tiến quân. Lấy lý do ốm mãi, Nguyễn Phúc Ánh đành phải chia đội quân của Lê Văn Quân thành ba nhóm cho ba tướng khác cai quản...

Năm 1791, Lê Văn Quân từ Hương Phú trở về, Nguyễn Phúc Ánh liền thiết triều bàn định trị tội. Ngay lập tức, một đội quan quân được cử đi điều tra xác minh những việc làm của Dũng Nam Công. Sau khi có kết quả, mọi chứng cứ đều chứng minh Lê Văn Quân vi phạm quốc pháp chỉ vì hằn học cá nhân. Biết được điều này, Nguyễn Phúc Ánh rất tức giận, liền cho triều thần bàn xét tội danh, khi bàn họp xong, các quan trong triều đều cho rằng nên xử tử. Ngẫm nghĩ về những chiến công mà Lê Văn Quân đã làm được, vua cho xét đến những tình tiết tha bổng. Nguyễn Phúc Ánh thấy rằng trước đây Lê Văn Quân cũng đã lập nhiều chiến công hiển hách, mang lại nhiều sản vật, đất đai lãnh thổ cho triều đình nên không nỡ giết mà chỉ tước bỏ danh hiệu, cho vào nhà lao.

Luật nay: Lê Văn Quân phạm tội chống mệnh lệnh

Những việc làm của Lê Văn Quân đã để lại cho hậu thế một bài học quý giá và bên cạnh đó là bài học thâm sâu mà vua Gia Long đã để lại cho hậu thế. Việc vua cho đánh 100 gậy vào quan tài của Lê Văn Quân tưởng chừng như đó là việc làm khá kỳ quặc thế nhưng lại là một đòn răn dạy khá thâm thúy. Vua khóc thương trước rồi mới cho người đánh sau, đó cũng là một bài học về thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh, đủ tính răn đe, vậy nên từ đó về sau không ai dám phạm tội như Lê Văn Quân nữa.

Tuy nhiên, với hành vi phạm tội của Lê Văn Quân như trên xảy ra vào thời nay thì phải nghiêm minh trị tội. Theo quy định trong Bộ luật Hình sự thời nay thì hành vi đó vi phạm vào Điều 316 BLHS. Tội chống mệnh lệnh: Người nào chống mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm: a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan; b) Lôi kéo người khác phạm tội; c) Dùng vũ lực; d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự, trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm; Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.       

Tường Linh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.