Vụ bác sĩ Lương: Ông Trương Quý Dương về nước để làm sáng tỏ vụ án

Vụ bác sĩ Lương: Ông Trương Quý Dương về nước để làm sáng tỏ vụ án

Duong Quang Sơn

Duong Quang Sơn

Chủ nhật, 10/06/2018 11:30

HĐXX đã yêu cầu điều tra làm rõ trách nhiệm của ông Trương Quý Dương trong việc ký kết hợp đồng với công ty Thiên Sơn và nguồn thu từ việc giao kết này có được nộp vào ngân sách Nhà nước hay không. Ông Dương đã lên tiếng phân trần.

Trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, HĐXX đã kiến nghị điều tra, làm rõ trách nhiệm đối với ông Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình) và ông Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc công ty CP dược phẩm Thiên Sơn) trong việc ký kết thực hiện hợp đồng liên doanh, liên kết mua bán máy móc, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị vật tư y tế... có hay không thỏa thuận khác. Làm rõ trách nhiệm đối với việc thu nộp ngân sách Nhà nước phát sinh từ các hợp đồng đã ký kết giữa công ty CP dược phẩm Thiên Sơn và BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Vụ bác sĩ Lương: Ông Trương Quý Dương về nước để làm sáng tỏ vụ án

HĐXX tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung 5 nhóm vấn đề

Trước đó, ngày 29/5, trong phần tranh luận tại tòa, luật sư Nguyễn Danh Huế (đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của BVĐK tỉnh Hòa Bình) đã cáo buộc mức giá chạy thận tại BVĐK tỉnh Hòa Bình 7,7 USD/ca, đắt gấp đôi so với mức giá chạy thận tại Hà Nội. Đáng nói, trong chi phí này, công ty Thiên Sơn hưởng 90% doanh thu chạy thận vì là đơn vị trang bị máy.

Phân trần tại phiên tòa, luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương (đại diện theo ủy quyền của công ty Thiên Sơn) đã lên tiếng. Luật sư Hương cho rằng cần làm rõ hơn về việc thuê máy, giá thuê máy là 7,7 USD cho tất cả các hợp đồng. Toàn bộ bệnh nhân chạy thận tại BVĐK tỉnh Hòa Bình được bảo hiểm trả tiền, không phải bệnh nhân trả cho bệnh viện hay cho công ty Thiên Sơn.

Nếu ông Dương có mặt, phiên tòa sẽ kết thúc sớm?

Đáp lại lời bào chữa trên, luật sư Huế cho rằng dù bảo hiểm y tế hay bệnh nhân trả tiền, mức giá trên là giá “trên trời”, và việc “kê” giá cao lên như vậy càng chứng tỏ Thiên Sơn đã hưởng số tiền rất lớn, trong khi quỹ bảo hiểm đang gặp khó khăn. Theo lời luật sư Huế, cần phải khởi tố ông Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty Thiên Sơn) về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Nhìn nhận câu chuyện về giá dịch vụ mà người chạy thận phải chi trả cao, ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban phụ trách ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam khi trao đổi với PV báo Người Đưa Tin cho hay: "Đó là ăn chia giữa đơn vị đặt máy và bệnh viện".

Vụ bác sĩ Lương: Ông Trương Quý Dương về nước để làm sáng tỏ vụ án (Hình 2).

Giá chạy thận ở Hòa Bình cao gấp đôi bệnh viện Bạch Mai

Theo ông Phúc, với đối tượng hưởng bảo hiểm 100% sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả. Với đối tượng phải đóng 20% bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì lần khám chữa bệnh sau khi đi đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả.

Theo tìm hiểu của PV, quy định của bộ Y tế nêu rõ, cơ cấu giá một lần chạy thận nhân tạo của bệnh nhân thận được xây dựng gồm 11 khoản bao gồm chi phí dây lọc máu, dịch lọc, màng lọc, dịch sát khuẩn màng lọc... Trong đó bảo hiểm y tế thanh toán 7 khoản nhưng không vượt quá 543.000 đồng (đối với bệnh viện hạng một).

Người thân nạn nhân ví ông Trương Quý Dương nằm lên xác chết

Ngay sau khi HĐXX tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung, ông Trương Quý Dương đã về nước. Chia sẻ với báo giới, ông Dương cho biết quá trình điều tra và kết luận vụ án đã làm rõ sự việc nên ông thấy việc phục vụ điều tra của mình đã hoàn thành, cơ quan điều tra cũng chứng minh rằng ông không có phạm lỗi gì nên ông mới sang Canada để thăm người nhà và cũng là với mục đích chữa bệnh.

Về vấn đề HĐXX đề nghị điều tra đối với mình, ông Dương cho rằng khi HĐXX tuyên án là ông về nước ngay. Một số thông tin đưa ra trước đó một chiều làm ảnh hưởng đến ông.

Ông Dương cho biết mình về nước trước kế hoạch "để làm rõ sự việc và để chứng minh rằng mình không có liên quan gì trong vụ án này cả". Ông Dương sẵn sàng phối hợp với cơ quan chức năng để làm sáng tỏ vụ việc, đồng thời lấy lại uy tín, danh dự, công bằng cho mình và gia đình.

Cơ quan điều tra có 1 tháng để điều tra 5 nhóm vấn đề

Theo luật sư Đặng Văn Cương (đoàn luật sư Hà Nội), thời hạn điều tra bổ sung, điều tra lại vụ án hình sự được thực hiện theo Điều 174 BLTTHS.

Khoản 2 Điều này quy định, trường hợp vụ án do VKS trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng.

VKS chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung 02 lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung 01 lần và HĐXX chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung 1 lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.