Vụ bé trai bị mẹ đâm thủng ruột: Người mẹ có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Vụ bé trai bị mẹ đâm thủng ruột: Người mẹ có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Vũ Kim Linh

Vũ Kim Linh

Thứ 6, 20/07/2018 19:20

Liên quan đến vụ bé trai nghi bị mẹ tâm thần đâm thủng ruột, luật sư Giáp đã bày tỏ quan điểm về việc người mẹ này có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

 

Góc nhìn luật gia - Vụ bé trai bị mẹ đâm thủng ruột: Người mẹ có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Bé T. sau ca phẫu thuật tại bệnh viện Nhi đồng 2. (Ảnh: Báo Thời đại).

Hiện, bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM vẫn đang tích cực điều trị cho bé H.P.T. (11 tháng tuổi) nghi bị chính mẹ ruột là chị H.M.P. (31 tuổi, TP.HCM) dùng dao đâm thủng ruột. Dù bé T. đã qua nguy kịch nhưng các bác sĩ vẫn đang theo dõi thêm tình hình sức khỏe.

Như báo Người Đưa Tin đã đưa từ trước, bà L.K.H. (bà ngoại bé T.) kể lại, trước thời điểm xảy ra sự việc, con gái bà đã có biểu hiện tâm thần nhưng gia đình chưa đưa đi điều trị thì xảy ra vụ việc này.

Sau khi ly dị chồng, chị P. đã để T. và một đứa cháu khác cho bà H. nuôi. Chiều ngày 15/7, chị P. về quận 12 (TP.HCM) thăm các con. Trong lúc bà H. đang quét sân, đứa cháu trong nhà khóc thét lên. Bà vội chạy vào thì chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng khi con gái đang dùng dao đâm vào bụng cháu nhỏ. Ngay lập tức bà giằng lấy cháu rồi cùng hàng xóm đưa bé đi cấp cứu.

Bé T. được chuyển từ bệnh viện Nhân dân Gia Định đến bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng bị 8 vết thủng trong ổ bụng, gồm 5 vị trí ở ruột non và 3 vị trí ở ruột già.

Gia đình chị P. cho biết, hiện, chị P. đã được đưa đến trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần nhưng liệu hành vi đâm con của chị P. có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Góc nhìn luật gia - Vụ bé trai bị mẹ đâm thủng ruột: Người mẹ có phải chịu trách nhiệm hình sự? (Hình 2).

Luật sư Đỗ Văn Giáp

Nói về vấn đề này, luật sư Đỗ Văn Giáp (công ty luật TNHH Giap Law & Cộng sự - đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, căn cứ vào Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 nếu chị P. bị bệnh tâm thần trong thời gian gây ra sự việc này thì có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, theo Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Cũng theo luật sư Giáp, vấn đề mất năng lực trách nhiệm hình sự thì phải bao gồm cả hai dấu hiệu y học và tâm lý. Nếu đã có bản án tuyên người mẹ bị bệnh tâm thần thì vụ án không khởi tố.

Trường hợp nếu chưa có bản án quyết định tuyên người mẹ bị tâm thần thì cơ quan công an có thể khởi tố vụ án sau đó đưa chị P. đi giám định hoặc không khởi tố mà đưa đi giám định trước. Nếu sau khi giám định mà chị P. có dấu hiệu tâm thần thì sẽ đình chỉ vụ án.

Mộc Trà

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.