Vụ Cát Tường: Giáo sư phản bác máy địa bức xạ

Vụ Cát Tường: Giáo sư phản bác máy địa bức xạ

Thứ 4, 04/12/2013 12:52

“Xương người hay xương động vật đều có phổ phản xạ như nhau nên việc xác định được thi thể là không khả thi. Trong trường hợp tìm kiếm này, kể cả có dùng máy rada phát tần sóng cực mạnh cũng chỉ phát hiện những vật phát ra phổ phản xạ chứ không thể dùng máy này tìm thấy được thi thể người chết”, GS Phan Văn Quýnh cho biết.

Trưa ngày 4/12, gia đình chị Lê Thị Thanh Huyền – nạn nhân bị giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường gây tử vong rồi vứt xác phi tang - đang chuẩn bị làm lễ phúng viếng dưới chân cầu Thanh Trì.

Theo gia đình, trưa nay hai vợ chồng thầy cúng ở Phường Phúc Tân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã có mặt tại khu vực bãi sông Hồng để chuẩn bị tiến hành lập đàn cúng. Sau đó, đến 14h chiều sẽ thuê tàu hút bùn để tìm kiếm thi thể.

Pháp luật - Vụ Cát Tường: Giáo sư phản bác máy địa bức xạ

Ông Quang cho biết trưa nay gia đình sẽ lập đàn cúng  và 14h hôm nay sẽ bắt đầu tìm kiếm.

Trao đổi với PV báo Nguoiduatin.vn, ông Phạm Đức Quang (cậu ruột chồng nạn nhân) cho biết: “Sau khi lập đàn cúng gia đình sẽ tìm kiếm theo chỉ dẫn gia đình tìm kiếm. Vị trí tìm kiếm chúng tôi sẽ thuê tàu sục xuống nước thổi cát rẽ ra sau đó thuê người xuống lặn”.

Ông Quang cho biết, toàn bộ chi phí lễ lạt đều do thầy cúng lo liệu, ngoài ra còn trợ giúp gia đình 5 triệu đồng thuê tàu hút cát và thợ lặn. "Trong suốt thời gian qua gia đình đã được nhiều nhà ngoại cảm, người dân hiến kế trợ giúp mà không đòi hỏi một đồng tiền công nào. Ai cũng mong muốn gia đình chúng tôi sớm tìm thấy thi thể cháu Huyền", ông Quang nói thêm.

Ngoài người nhà nạn nhân, trong sáng nay, tại khu vực bãi sông Hồng, GS Phan Văn Quýnh – nguyên giảng viên cao cấp khoa Địa chất Dầu khí của trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông Quýnh có một thời gian dài nghiên cứu về sóng điện từ và sóng địa chấn.

Pháp luật - Vụ Cát Tường: Giáo sư phản bác máy địa bức xạ (Hình 2).

GS Phan Văn Quýnh – nguyên giảng viên cao cấp khoa Địa chất Dầu khí của trường Đại học Quốc gia Hà Nội không tin rằng máy bức xạ từ có thể tìm thấy thi thể chị Huyền.

Ông Quýnh cho biết: “Hôm qua, tôi có đọc tin tức biết rằng các nhà khoa học định tìm kiếm thi thể bằng phương pháp xét nghiệm mẫu nước và máy địa bức xạ từ thứ cấp. Tuy nhiên, phương pháp này hoàn toàn vô ích”.

Theo diễn giải của ông Quýnh, việc xét nghiệm mẫu nước không có hiệu quả gì vì cả khu vực sông rộng lớn như vậy, nước trôi chảy liên tục, không thể dùng một mẫu nước để biết rằng ở đó có thi thể hoặc từng có thi thể. Đó là chưa kể đến việc không thể xác định được đó có phải thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền hay không.

Về chiếc máy địa bức xạ từ của GS Vũ Văn Bằng, ông Quýnh cho rằng không thể tìm được thi thể vì việc xác định bằng sóng điện từ thì xương người hay xương động vật đều phát ra tín hiệu giống hệt nhau.

“Trong trường hợp tìm kiếm này, kể cả có dùng máy rada phát tần sóng cực mạnh cũng chỉ phát hiện những vật phát ra phổ phản xạ chứ không thể dùng máy này mà tìm thấy được thi thể người chết”, ông Quýnh phân tích.

Cũng theo ông Quýnh, mọi vật đều có phổ phản xạ nên việc xác định được vị trí của thi thể không khác gì “mò kim đáy bể”. Việc đưa phương pháp mới của các nhà khoa học vào tìm kiếm cũng sẽ không thể đem lại hiệu quả như mong muốn.

Trước đó, chiều ngày 2/12, nhận lời mời của cơ quan công an, một số nhà khoa học đã chính thức tham gia giúp đỡ việc tìm kiếm thi thể chị Huyền.

Trong ngày 3/12, các nhà khoa học cùng đội thợ lặn đã tiến hành tìm kiếm tại cả 5 vị trí nghi vấn từ cầu Thanh Trì xuống đến bến Phà Văn Đức (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) tìm kiếm nhưng chưa có kết quả nào.

Văn Nguyễn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.