Vụ cháy nhà giữ xe vi phạm của cơ quan công an: Ai sẽ bồi thường?

Vụ cháy nhà giữ xe vi phạm của cơ quan công an: Ai sẽ bồi thường?

Nguyễn Thị Nhâm

Nguyễn Thị Nhâm

Chủ nhật, 09/04/2017 23:20

Đến nay vụ cháy kho xe của Công an TP.Biên Hòa khiến nhiều người vi phạm bị giữ xe tại đây không biết ai sẽ bồi thường cho họ.

Liên quan đến vụ cháy kho tạm giữ xe máy rộng gần 1.000m2 chứa hàng trăm xe máy vi phạm của Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào ngày 8/4, ngày 9/4, PV báo Người Đưa Tin đã liên hệ luật sư Bùi Quốc Tuấn, trưởng văn phòng luật sư Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM) để tìm hiểu một số vấn đề pháp lý xoay quanh vụ cháy.

Bởi sau vụ cháy, nhiều người có xe vi phạm đang được giữ tại bãi xe nêu trên đang lo lắng về việc tài sản của họ sẽ được bồi thường như thế nào.

Góc nhìn luật gia - Vụ cháy nhà giữ xe vi phạm của cơ quan công an: Ai sẽ bồi thường?

 Bãi giữ xe vi phạm của Công an TP.Biên Hòa bị cháy rụi

Theo đó, luật sư Tuấn cho biết trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính thì được quy định tại Điều 9 nghị định 115/2013/NĐ-CP.

Trong đó, tang vật, phương tiện bị mất, bị bán hoặc đánh tráo, hư hỏng… thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.

Luật sư Tuấn nói rằng, về mặt dân sự của việc tạm giữ phương tiện theo thủ tục hành chính trên, thực chất là cầm giữ tài sản để đảm bảo bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ nộp phạt hoặc chế tài khác theo Luật giao thông đường bộ. Nghĩa vụ của bên cầm giữ cũng được quy định tại Điều 349, Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Trong đó thể hiện rõ: “Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ; Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ; Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ; Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện; Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ”.

“Căn cứ theo quy định trên, thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm bồi thường”, luật sư Tuấn nói.

Luật sư Tuấn cũng phân tích thêm: “Nếu Công an TP.Biên Hòa ký hợp đồng gửi giữ hoặc ủy quyền cho người khác hay cơ quan khác quản lý thì người khác, cơ quan quản lý bãi xe phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ xe”.

Theo luật sư Tuấn, trường hợp xe tại bãi giữ bị hư hỏng bởi các nguyên nhân bất khả kháng như tác động của núi lửa, bão lũ, thiên tai thì cơ quan công an, chủ bãi giữ có thể không phải bồi thường. Vì vậy nên phải điều tra làm rõ để xác định để xem xét nguyên nhân dẫn đến vụ cháy. Nếu có người gây ra thiệt hại trên thì người đó phải có trách nhiệm bồi thường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi hủy hoại tài sản. Việc bồi thường cũng phải dựa trên kết quả điều tra, xác minh. Về bồi thường sẽ có phương thức thương lượng giữa chủ sở hữu phương tiện và người giữ phương tiện.

“Nếu không thương lượng được thì khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bồi thường, yêu cầu tòa án định giá để có cơ sở giải quyết việc bồi thường theo quy định pháp luật hiện hành”, luật sư Tuấn cho biết.

Điều 9 nghị định 115/2013/NĐ-CP: Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu

“1. Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

2. Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.

Về mặt dân sự của việc tạm giữ phương tiện theo thủ tục hành chánh trên, thực chất là một dạng cầm giữ tài sản để đảm bảo bên vi phạm, thực hiện một nghĩa vụ theo thủ tục hành chánh là phạt hoặc chế hế tài khác như cấm thực hiện hành vi vi phạm hành chánh…theo Luật về giao thông đường bộ…

Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định tại Điều 349: 

Nghĩa vụ của bên cầm giữ: “Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ; Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ; Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ;  Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện; Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ”.

Nguyễn Nhâm 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.