Một đời tần tảo
Ngồi tiếp chuyện với chúng tôi, đôi mắt của bà Bùi Thị Sáu (SN 1957), trú tại thôn Trung, xã Cảnh Hưng luôn thâm quầng và ngân ngấn nước.
Có lẽ, đến thời khắc này người đàn bà khắc khổ vẫn chẳng thể tin được cậu con trai đầu của mình là Nguyễn Công Đại (SN 1979), vốn là công an viên xã Cảnh Hưng lại “ra đi” một cách đầy đau đớn đến như vậy.
Đưa bàn tay chai sần lên lau vội những giọt nước mắt, bà tâm sự với chúng tôi: “Nếu như bố nó, ông Nguyễn Công Định, được phong tặng liệt sỹ năm (2004 – PV), hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thì Đại lại “bỏ” tôi, vợ con và hai em nó giữa thời bình. Nghĩ mà đau quá chú ạ!”.
Bà Sáu và chị Khánh.
Theo lời kể của bà Sáu, ông Định là con trai duy nhất nên sau khi học xong THPT, ông được cử sang Đông Âu học. Nhưng vốn được sinh ra trong một gia đình cách mạng, nghĩ đến cảnh đất nước đang bị chia lìa bởi Đế quốc xâm lăng, người thanh niên Nguyễn Công Định đành gác lại chuyện học hành, xung phong lên đường vào Nam chiến đấu.
Nhưng trong một trận đánh, không may một mảnh pháo đã phạt ngang vào phần đầu của người lính trẻ này. Vết thương tuy không làm Nguyễn Công Định bỏ mạng ngoài chiến trường nhưng nó đã làm cho ông mất gần như toàn bộ sức khỏe.
Kể về cơ duyên đến với ông Định, bà Sáu hướng ánh mắt về phía di ảnh của chồng rồi chầm chậm cho biết nhà bà bên xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách xã Cảnh Hưng một con sông.
Theo đó, năm 1976, bà mới 19 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của thì con gái, bà đồng ý lấy người thương binh Nguyễn Công Định hơn mình 5 tuổi bên kia sông làm chồng. Một đám cưới đơn sơ được tổ chức trong sự chúc tụng của bà con láng giềng, nhưng cũng không thiếu điều nghi hoặc bởi một nhẽ: Không biết vợ chồng nó sống với nhau được bao nhi