Không giống những ngày lễ khác trong năm, khi người sống nhớ về người chết, người dân nhiều nước châu Á tin rằng rằm tháng 7 là dịp để người chết quay về thăm người sống và thụ hưởng những lễ vật mà người thân dâng cúng.
Vì vậy, bên cạnh những mâm cỗ cao đầy, người sống còn không tiếc tiền đốt những hàng mã xa xỉ như nhà lầu, xe hơi BMW, Ipad... với hy vọng làm cho cuộc sống của các linh hồn ở nơi chín suối thật sự “sung túc”.
Người sống hy vọng các linh hồn sẽ không đói.
Giày dép và mũ áo là những rất phổ biến trong lễ này.
Mã nhà lầu ngày càng phổ biến.
Với quan điểm trần sao âm vậy, đốt đi để các linh hồn có cuộc sống sung túc.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia còn tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng ngày lễ này. Ở Trung Quốc thì đó là những hoạt động văn nghệ quần chúng. Người dân địa phương đến xem và họ luôn để trống hàng ghế đầu tiên cho các linh hồn.
Ở Singapore và Malaysia, những buổi văn nghệ quần chúng cũng là nét văn hóa nổi bật trong dịp lễ này. Những sân khấu dựng tạm là nơi để các ca sĩ, vũ công nghiệp dư biểu diễn. Tiền dựng rạp và thuê người biểu diễn sẽ do người dân địa phương cùng nhau quyên góp.
Sân khấu dựng tạm là nơi để các ca sĩ, vũ công nghiệp dư biểu diễn.
Người biểu diễn trang điểm trước khi lên sân khấu.
Khán giả háo hức xem biểu diễn.
Một cụ ông cũng góp vui với nhạc cụ "vung nồi".
Đạo cụ vô cùng độc đáo vì là phong trào quần chúng.
Tuy nhiên, với xu thế toàn cầu hóa, các hoạt động văn hóa ngày càng “thoáng”, mà vào những dịp này, các bài hát opera truyền thống được thay bằng những bài hát biểu diễn bởi những ca sĩ và vũ công “sexy” để các linh hồn cũng có dịp được “chiêm ngưỡng” vẻ đẹp của họ, khiến không ít người phải ngỡ ngàng.
Ca sĩ và vũ công gợi cảm trên sân khấu.
Hai hình ảnh đối lập nhau khi biểu diễn trong ngày xá tội vong nhân.
Hình ảnh khiến không ít người phải ngỡ ngàng.
Các “linh hồn” cũng có dịp được “chiêm ngưỡng” vẻ đẹp sexy của các ca sĩ và vũ công.
Theo Tri thức