Vụ đầu độc điệp viên Skripal: 4 tình tiết mới bất ngờ khiến cáo buộc càng thêm vô lý

Vụ đầu độc điệp viên Skripal: 4 tình tiết mới bất ngờ khiến cáo buộc càng thêm vô lý

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 09/04/2018 13:00

Truyền thông phương Tây lâm vào thế bí khi chống chế rằng sự hồi phục thần kỳ của cựu điệp viên Skripal đến từ "sự chăm sóc tuyệt vời" của các bác sĩ.

Vụ đầu độc điệp viên Skripal: 4 tình tiết mới bất ngờ khiến cáo buộc càng thêm vô lý

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson từng nói ông có bằng chứng vững chắc về sự tham gia của Moscow trong vụ Skripal. 

Các tình tiết vừa được tiết lộ trong cuộc điều tra về vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal đã làm suy yếu thêm cáo buộc của London nhắm vào Nga.

Tờ Sputnik đã điểm lại 4 tình tiết mới được cho là vô lý mà truyền thông phương Tây vừa đưa ra trong tuần trước.

Sự phục hồi thần kỳ

Câu chuyện gây bất ngờ nhất trên truyền thông vài ngày qua là cựu điệp viên Skripal cùng con gái được thông báo là không còn trong tình trạng nguy kịch và đang hồi phục rất tốt.

Tin tức về tình trạng cải thiện của họ là một điều đáng ngạc nhiên, thậm chí mâu thuẫn với lời của các chuyên gia về vũ khí hoá học của Anh và chính quyền Thủ tướng Theresa May - những người tuyên bố sau cuộc tấn công rằng, cựu điệp viên Skripal đã bị tấn công bởi tình báo của Nga và ít có khả năng sống sót, tờ Sputnik nhận định.

Các phương tiện truyền thông của Anh và Mỹ mô tả chất độc thần kinh là thứ “gây chết người nhất từng được tạo ra".

Một bài báo của tờ New York Times hôm 13/3 gây sốc cho độc giả bằng dòng tiêu đề "Chất độc thần kinh là thứ gây chết người nhất nhưng có ai đó đã sử dụng nó", kèm theo hình ảnh Ngoại trưởng Sergey Lavrov cau mày đứng trước lá cờ Nga.

Tuy nhiên, trước sự cải thiện tình trạng thần kỳ của Skripal đã buộc các phương tiện truyền thông phương Tây dường như phải rút lại tuyên bố trước đó và tự đặt mình vào thế khó khi phải trả lời câu hỏi: Làm thế nào cựu điệp viên Nga lại sống sót một cách không ngờ như vậy?

Trong bài viết với tiêu đề “Vì sao Skripal không chết sau khi phơi nhiễm chất độc thần kinh?”, tờ The Washington Post đã biến báo bằng một lý do khá khiên cưỡng.

Các chuyên gia về y học nói với tờ báo này cùng với các phương tiện truyền thông khác rằng sự phục hồi "thần kỳ" của hai cha con Skripal đến từ “sự chăm sóc y tế tuyệt vời” mà họ nhận được tại bệnh viện Salisbury.

Trong khi tờ Telegraph lại đi theo chiều hướng cựu điệp viên Nga đã “may mắn”.

Theo đó, chuyên gia Telegraph giải thích chất độc thần kinh chỉ gây tác động mạnh và nhanh chóng khi nạn nhân hít vào. Còn nếu chỉ tiếp xúc qua cơ thể, hiệu quả của nó có thể bị suy giảm bởi các yếu tố khách quan khác như vô tình rửa trôi bằng nước hoặc gặp trời mưa.

Đáp lại, Twitter của Đại sứ quán Nga tại Anh đặt câu hỏi: “Phải chăng tờ Telegraph muốn nói rằng nỗ lực ám sát của một cường quốc quân sự lại vô tình không gặp may đến như vậy?”.

Tình trạng thú nuôi của Skripal

Một chi tiết gây tranh cãi khác trong vụ án là số phận các con vật nuôi của gia đình Skripal - một con mèo có tên Nash van Drake và hai con chuột lang.

Các quan chức nói với truyền thông Anh rằng con mèo được đưa đến phòng thí nghiệm quân sự tại Porton Down và được các chuyên gia hỏa táng do nó quá đau đớn. Trong khi hai con chuột bị bỏ mặc ở lại nhà cho đến khi chết đói.

Vụ đầu độc điệp viên Skripal: 4 tình tiết mới bất ngờ khiến cáo buộc càng thêm vô lý (Hình 2).

Số phận con mèo của gia đình Skripal không được tiết lộ công khai.

Tin tức về cái chết của các con vật nuôi khiến các nhà hoạt động vì quyền động vật buộc tội Cảnh sát Anh có hành vi tàn bạo với động vật.

Trở lại Moscow, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đặt ra mối nghi vấn về con mèo của Skripal, cho rằng con vật này "có thể trở thành một bằng chứng quan trọng trong vụ đầu độc".

Tuy nhiên, phía Anh không tuyên bố về tình trạng của thú nuôi, thậm chí còn nhanh chóng hỏa táng nó.

“Phải chăng họ đã xử lý con vật vì đây là một bằng chứng bất lợi”, Đại sứ quán Nga tại Anh viết trên Twitter.

Lời thừa nhận từ các chuyên gia Anh

Cáo buộc chống lại Nga lại bị giáng một đòn mạnh trong tuần này sau khi Gary Aitkenhead, Giám đốc trung tâm Phân tích vũ khí hóa học Porton Down, cho biết các chuyên gia không thể tìm ra nguồn gốc của chất độc thần kinh trong vụ việc đến từ đâu.

Kết luận trên đã nổ ra lời kêu gọi yêu cầu Văn phòng Ngoại giao Mỹ xóa đi lời cáo buộc chất độc thần kinh trong vụ việc được sản xuất tại Nga.

Đồng thời, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng bị chỉ trích khi từng quả quyết rằng Porton Down đã cho ông một bằng chứng vững chắc về sự tham gia của Moscow.

Phòng thí nghiệm bí mật của Nga

Ngay cả sau khi phòng thí nghiệm của Porton Down thừa nhận rằng không thể tìm ra nguồn gốc chất độc thần kinh, một số phương tiện truyền thông tiếp tục tuyên bố họ biết vị trí "phòng thí nghiệm bí mật của Nga" được sử dụng để tạo ra chất độc này.

Tờ Sun trích dẫn "nguồn tin an ninh" giấu tên cho biết chất độc này đến từ phòng thí nghiệm của Tổng cục Tình báo Nước ngoài SRV ở quận Yasenevo, Moscow.

Trong khi đó, tờ Time nhấn mạnh nó được sản xuất trong một phòng thí nghiệm ở thị trấn Shikhany, Saratov, cách Moscow khoảng 730km về phía Đông Nam.

Những lời đồn đoán trên trở nên vô duyên sau khi đại diện của tổ chức Cấm các hóa chất vũ khí đại diện, Mikhail Babich đưa ra lời xác nhận rằng vũ khí hóa học chưa bao giờ được sản xuất hoặc lưu trữ tại cơ sở nghiên cứu Shikhany.

Kết luận lại, những tình tiết mới được tiết lộ trong tuần này về vụ đầu độc Skripal không chỉ làm suy yếu nghiêm trọng những cáo buộc của London về sự tham gia của Nga mà khiến cho công chúng Anh và nhiều quốc gia phương Tây biết được chính xác chuyện gì đã xảy ra ở Salisbury vào ngày 4/3.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.