Vụ điệp viên bị đầu độc: TT Putin phản ứng thế nào trước “đòn hội đồng” của phương Tây?

Vụ điệp viên bị đầu độc: TT Putin phản ứng thế nào trước “đòn hội đồng” của phương Tây?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 6, 30/03/2018 06:00

Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như không mấy quan tâm đến lời cáo buộc của Anh trong vụ cựu điệp viên Skripal bị đầu độc.

Việc 28 quốc gia liên tiếp đưa ra quyết định trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao Nga để đáp trả vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái bị đầu độc ở Anh được cho là một "đòn hội đồng" mà phương Tây nhắm vào Moscow.

Theo nhận định của CNN, đây chính là một chiến thắng chính trị đáng kể của Thủ tướng Anh Theresa May.

Không lâu sau khi cha con cựu điệp viên bị đầu độc, bà May đã cáo buộc Nga "khả năng cao" đứng sau vụ tấn công và yêu cầu Điện Kremlin đưa ra lời giải thích về việc loại chất độc do Liên Xô phát triển được sử dụng trong một âm mưu giết người ở Anh.

Vụ điệp viên bị đầu độc:  TT Putin phản ứng thế nào trước “đòn hội đồng” của phương Tây?

Nhà lãnh đạo Nga Putin. 

Nhận định về sự việc, bình luận viên Shashank Joshi cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như không mấy quan tâm đến lời cáo buộc của Anh trong một vụ việc được coi là riêng lẻ.

Nga từ lâu luôn coi Anh là một quốc gia yếu ớt và ngày càng bị cô lập sau Brexit, trong khi EU thì đang bị chia rẽ bởi khủng hoảng kinh tế và tị nạn. Mỹ, đồng minh lớn nhất của Anh, lại có chính sách đối ngoại bị ảnh hưởng bởi quan điểm thân thiện với Nga của Tổng thống Donald Trump.

Trong khi Anh mời đại diện của tổ chức Cấm phổ biến Vũ khí Hóa học (OPCW) tham gia điều tra vụ việc và kêu gọi các lãnh đạo đồng minh có biện pháp đáp trả Nga, Moscow khi đó vẫn chỉ tung ra những lời bác bỏ cáo buộc.

Có vẻ như ông Putin không ngờ được rằng vụ tấn công ở Salisbury lại là "giọt nước tràn ly", khi Mỹ và một loạt nước phương Tây khác từ lâu đã tỏ ra tức giận với các hoạt động của Nga vốn bị cho là can thiệp vào công việc nội bộ của họ.

Sự kiên nhẫn mà phương Tây dành cho Nga dường như đã chạm tới đỉnh điểm và những cuộc gọi thuyết phục đồng minh "đánh hội đồng Nga" của bà May đã phá vỡ giới hạn đó, dù London chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục về vai trò của Moscow trong cuộc tấn công.

Đòn trừng phạt hội đồng của phương Tây với Nga là "một mũi tên trúng hai đích", bình luận viên Joshi nhận định. Nó vừa phát đi thông điệp răn đe tới Nga rằng bất cứ hành động tấn công nào nhắm vào một đồng minh của họ cũng sẽ phải trả giá, vừa khiến Moscow gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tục hoạt động tình báo trong lòng phương Tây.

Paul Adams, bình luận viên của BBC, cho rằng với việc hơn 100 nhân viên ngoại giao tại các Đại sứ quán, lãnh sự quán ở 28 quốc gia bị trục xuất, tình báo Nga sẽ hứng chịu đòn giáng rất nặng nề, khi mất đi một "thế hệ điệp viên" đã dày công xây dựng ở Mỹ và châu Âu.

"Điều này sẽ khiến Nga gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin tình báo và tuyển mộ điệp viên, ít nhất là trong tương lai trước mắt", bình luận viên Adams khẳng định.

Nhà phân tích địa chính trị Phil Butler cũng cho rằng, vụ trục xuất ngoại giao gần đây của Anh không phải là một động thái ngẫu nhiên, riêng lẻ, mà có liên quan đến áp lực gia tăng của phương Tây đối với Nga trong những năm qua.

Theo mức độ gây hấn của phương Tây, nguy cơ về cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3 giờ đây đang cận kề hơn bao giờ hết. Vụ việc đẩy quan hệ Nga và Anh nghiêm trọng.

Nhìn vào sự hối hả của Tổng thống Trump khi vào cuộc cùng với Anh, kết hợp với việc chỉ định ông John Bolton là Cố vấn An ninh Quốc gia, bức tranh căng thẳng hiện tại giữa Nga và phương Tây đang trở nên tồi tệ.

Xem thêm >> Vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal: "Không ai giết kẻ phản bội trước bầu cử"

Đ.V

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.