Được biết, hiện số tiền lập hóa đơn khống đã vượt quá 225 triệu USD, được xem là vụ gian lận chăm sóc y tế lớn nhất cho đến nay.
Tình hình gian lận Medicare được chính phủ ước tính hiện nay là mất từ 60 tỉ tới 90 tỉ đô la mỗi năm.
Buổi họp báo công bố đợt bố ráp này cho biết lệnh truy tố đưa ra đối với các nghi can ở Miami, Los Angeles, Dallas, Houston, Detroit, Chicago, Brooklyn, Tampa (Fla.) và Baton Rouge (Fla.).
Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder và Bộ trưởng Các Dịch vụ tư pháp, y tế và nhân sinh (HHS, Mỹ) Kathleen Sebelius đã thông báo những tội danh mới nhất, xác nhận đây là vụ lừa đảo chương trình Medicare nghiêm trọng nhất dưới thời Tổng thống Obama.
Bộ trưởng HHS Kathleen Sebelius và Bộ trưởng tư pháp Eric Holder tổ chức họp báo để công bố sự thành công của chiến dịch Strike Force đánh vào vụ gian lận Medicare ở Washington (Mỹ) hôm 17/2/2011.
Ngoài việc bắt giữ, các viên chức hành pháp cũng thực hiện 16 lệnh khám nhà. Các bị cáo bị buộc nhiều tội danh khác nhau, trong đó có thông đồng lừa gạt chương trình Medicare, tung tin lừa đảo, “lại quả” và rửa tiền. Các bị cáo phạm tội liên quan đến nhiều phương pháp điều trị y tế, xét nghiệm và dịch vụ, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe tại nhà, vật lý trị liệu, trị liệu tai nạn lao động và các thiết bị y tế. Lừa đảo là tội danh chiếm vị trí cao nhất trong chương trình Medicare, với mức thâm lạm ngân quỹ 60 tỉ USD.
Một quan chức hàng đầu của FBI, Shawn Henry cho biết, 2.600 trường hợp gian lận y tế đang được tiếp tục điều tra.
Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Eric Holder nói trong buổi họp báo ở Washington rằng đợt bố ráp này cho thấy “gian lận y tế không phải là tiền dễ nuốt trôi.”
Thu Huyền (tổng hợp)