Vụ HH Phương Nga: Để bị cáo thông cung, cơ quan nào bị xử lý?

Vụ HH Phương Nga: Để bị cáo thông cung, cơ quan nào bị xử lý?

Duong Quang Sơn

Duong Quang Sơn

Chủ nhật, 02/07/2017 06:46

Vụ án Hoa hậu Phương Nga bị tố lừa đảo, trước HĐXX, bị cáo khai nhận có sự thông cung. Vậy nếu có việc thông cung, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm?

Liên quan đến vụ án Trương Hồ Phương Nga (30 tuổi, Hoa hậu người Việt tại Nga) vừa được TAND TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử về tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vào chiều 29/6, HĐXX đã trả hồ sơ vụ án cho VKSND TP.HCM để điều tra bổ sung. Trong đó yêu cầu làm rõ có sự thông cung giữa hai bị cáo Nga và Dung. Để làm rõ vấn đề này PV đã ghi nhận một vài ý kiến của các chuyên gia pháp lý.

Trao đổi với PV, ông Triệu Viết Hanh, nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh Lào Cai cho rằng: “Qua diễn biến của vụ án có thể thấy vụ án này có dấu hiệu của việc vi phạm quy định về tư pháp, do vậy cần thiết phải điều tra lại. Việc đề nghị hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung là đúng quy định pháp luật. Còn việc vi phạm của cơ quan điều tra sẽ đề nghị cơ quan điều tra của VKSND Tối cao vào cuộc để điều tra.

Góc nhìn luật gia - Vụ HH Phương Nga: Để bị cáo thông cung, cơ quan nào bị xử lý?

Cơ quan nào phải chịu trách nhiệm nếu có sự thông cung giữa các bị cáo?

Ông Tạ Gia Lương, Chánh tòa Hình sự, TAND tỉnh Phú Thọ cho biết, ông cũng theo dõi diễn biến vụ án Cao Toàn Mỹ kiện Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, tình tiết bị cáo Nga và bị cáo Nguyễn Đức Thùy Dung khai báo trước HĐXX được thông cung trong trại tạm giam bằng cách viết thư trên túi nylon rồi nhờ một cán bộ trại giam chuyển ra ngoài trại tạm giam được ông Lương chú ý.

Theo ý kiến của ông Lương, để làm rõ vấn đề này HĐXX phải yêu cầu cơ quan VKS chứng minh lại việc có sự thông cung hay không, khi đó cơ quan VKS, cơ quan điều tra phải làm một cuộc điều tra nữa và phải có kết luận.

“Về mặt luật pháp, các chứng cứ đều được thẩm tra tại phiên tòa. Khi tại phiên tòa phát hiện sự thông cung, HĐXX tôn trọng quy định của pháp luật hoàn trả hồ sơ để VKS điều tra bổ sung. Căn cứ ấy có được cơ quan điều tra và VKS sau này chứng minh và phải có kết luận cụ thể. Trong vụ án Trương Hồ Phương Nga, HĐXX thận trọng và tôn trọng sự thật khách quan nên đã yêu cầu VKS và cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ ấy...”, ông Lương cho biết.

Bày tỏ quan điểm về việc thông cung giữa các bị can, bị cáo trong những vụ án hình sự, ông Lương chia sẻ, trong thực tiễn xét xử cũng có nhiều vụ án hồ sơ “quá đẹp” do có sự thông cung của các bị cáo dẫn đến việc HĐXX bị qua mặt. Tuy nhiên những vụ việc như thế này là ít.

Ông Hoàng Văn Hướng, Giảng viên Học viện Tư pháp cho biết, việc này đang có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động tố tụng hình sự.

Cũng theo ông Hướng việc thông cung sẽ có hai mức độ, thứ nhất là dấu hiệu vi phạm ở mức độ vừa phải thì xử lý hành chính, nhắc nhở hay cảnh cáo. Thứ hai, mức độ việc thông cung đến mức nghiêm trọng, làm thay đổi kết quả đánh giá chứng cứ và hoạt động điều tra trong quá trình hoạt động tố tụng thì đương nhiên người có thẩm quyền phải tiến hành mở cuộc điều tra. Ở đây nên chuyển hồ sơ vụ án cho bộ Công an điều tra lại và đợi kết luận từ cơ quan này.

N.P.V

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.