Vũ khí “khoa học viễn tưởng” thành hiện thực

Vũ khí “khoa học viễn tưởng” thành hiện thực

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 6, 11/08/2017 13:00

Sau hàng thập kỷ xuất hiện trong khoa học viễn tưởng, ngày nay vũ khí laser và súng railgun điện từ được kỳ vọng sẽ trở thành những nhân tố then chốt trong kho vũ khí ngày càng được nâng cấp và cải tiến mạnh mẽ của Mỹ.

Giải mật công nghệ mới

Vũ khí laser tuy không có đạn như súng pháo thường nhưng có khả năng phát ra chùm tia laser năng lượng cao với tốc độ 300.000km/s. Năng lượng này khi được chiếu vào đối tượng kim loại có khả năng khiến nó nóng chảy, bốc hơi. Chùm tia laser có sức mạnh phá hủy lớn hơn với cơ thể sống, thậm chí có thể gây tử vong.

Thế giới - Vũ khí “khoa học viễn tưởng” thành hiện thực

Vũ khí laser sẽ được bổ sung vào kho vũ khí tương lai của Mỹ (Ảnh minh họa.

 

Trong khi đó, súng điện từ railgun sử dụng sức mạnh của điện từ để bắn đạn với tốc độ siêu thanh, giúp tấn công mục tiêu chỉ trong thời gian chớp nhoáng với hiệu năng cực cao.

Năm 2012, Hải quân Mỹ lần đầu tiên bắn thử súng điện từ railgun, sau đó loại vũ khí này được tuyên bố sẽ trang bị trên tàu khu trục USS Zumwalt. Hai năm sau, Hải quân Mỹ tiếp tục thực hiện thử nghiệm súng laser đối với tàu đổ bộ vận tải USS Ponce. Vũ khí này có khả năng phá hủy động cơ của một chiếc tàu nhỏ mà không cần sự trợ giúp của lựu đạn trên tàu.

Trong tháng Sáu năm nay, quân đội Mỹ cũng đã thử nghiệm thành công một loại vũ khí laser của riêng mình, được gắn trên chiếc trực thăng Apache và không quân nước này đang lên kế hoạch đưa thiết bị này lên chiếc máy bay cường kích hạng nặng Lockheed AC-130.

Thế giới - Vũ khí “khoa học viễn tưởng” thành hiện thực (Hình 2).

Lính Mỹ trước chiếc máy bay trực thăng Apache.

 

Tuy nhiên, dù trải qua một số cuộc thử nghiệm thành công, cho tới nay hai loại vũ khí nêu trên vẫn chưa được đưa ra sử dụng trong thực tế. Truyền thông Mỹ khẳng định rằng thiết bị laser trên chiếc USS Ponce luôn ở trong trạng thái sẵn sàng nhắm bắn mục tiêu và chiến đấu “từng ngày và từng giờ”.

Dẫu vậy, Mỹ khẳng định vũ khí laser trên USS Ponce “chưa phải là sản phẩm cuối cùng”. Theo đó, đây chỉ là một phiên bản năng lượng thấp của một loại vũ khí tương lai được dự kiến sẽ trang bị trên những chiếc máy bay không người lái trong điều kiện có kiểm soát. Nếu USS Ponce và phi hành đoàn bị đe dọa bởi kẻ thù, họ vẫn sẽ phải dùng các vũ khí thông thường.

Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là khi nào sản phẩm cuối cùng sẽ chính thức được ra mắt và đi vào hoạt động, cách thức vận hành của loại vũ khí đó sẽ như thế nào và nó sẽ được sử dụng độc lập hay song song với các loại vũ khí truyền thống.

Hơn nữa, dù cả súng railgun điện từ và vũ khí laser đều là những loại vũ khí tân tiến, với những khả năng độc đáo nhưng chúng cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Laser về mặt lý thuyết có ứng dụng lớn hơn, do chúng có thể được thiết lập ở những mức năng lượng khác nhau, giúp cho các đơn vị vận hành có nhiều sự lựa chọn, hoặc là tấn công, phá hủy hoặc đơn giản là ngăn chặn các mục tiêu.

Ví dụ, nếu một tàu Mỹ xác định một chiếc máy bay trở thành mối đe dọa đối với họ, thì vũ khí laser có thể được thiết lập công suất thấp để bắn vào buồng lái của kẻ thù với mức độ đe dọa, buộc máy bay phải rời đi. Khi đó, phi công có thể sẽ chỉ bị lóa mắt hoặc choáng bởi tia laser chứ không có khả năng bị thương.

Vũ khí truyền thống sẽ thành sắt vụn?

Trong trường hợp khác, các đơn vị vận hành vũ khí có thể sẽ tăng cường mức độ năng lượng trên súng laser nhằm tiêu diệt các mục tiêu bằng cách làm tan chảy chúng hoặc thậm chí cắt ngang qua đối tượng giống như những gì xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng – dù khả năng này vẫn cần nhiều thời gian để phát triển. Đối với các mục tiêu lớn hơn, súng điện từ railgun có lẽ sẽ là loại vũ khí tối ưu hơn, bởi chúng có khả năng cắt thẳng qua những lớp thép dày.

Thế giới - Vũ khí “khoa học viễn tưởng” thành hiện thực (Hình 3).

Súng điện từ có sức công phá mạnh mẽ (Ảnh minh họa).

 

Cả hai loại súng nêu trên đều cần sử dụng rất nhiều năng lượng trong quá trình hoạt động, để tạo ra những chùm năng lượng có khả năng đốt cháy một mục tiêu. Các nhà khoa học đang “đau đầu” tìm cách vượt qua thách thức đó để đặt súng laser và điện từ lên các loại máy bay.

Một khi đã khắc phục được, phí duy trì và vận hành các loại vũ khí này lại rất rẻ, bởi chúng không cần đạn, hay các thiết bị nổ đi theo. Ví dụ, nếu một máy bay trực thăng Apache phải thực hiện nhiệm vụ phá hủy trạm chỉ huy của đối phương thì vũ khí laser sẽ là lựa chọn hiệu quả và tiết kiệm hơn so với một tên lửa Hellfire, hiện đang có giá là 115.000USD. Hơn nữa, theo lý thuyết, vũ khí laser và điện từ có độ chính xác lớn hơn, đạt gần tới mức độ hoàn hảo, tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách xa hơn, với tốc độ ánh sáng.

Tới năm 2025, sức mạnh của hệ thống laser có thể đạt vượt mức 300 kilowatt, một mức độ sức mạnh có thể phá hủy bất kỳ loại tên lửa nào trên không gian.

Rõ ràng, những thành tựu quân sự trên thực tế đang ngày càng bắt kịp với khoa học viễn tưởng và khi đó, quân đội Mỹ như hổ được chắp thêm cánh, sức mạnh tăng thêm gấp nhiều lần, khiến nhiều đối thủ phải khiếp sợ.

Xem thêm: Máy bay trinh sát Nga lượn trên nóc Lầu Năm Góc giữa lúc căng thẳng

D.T

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.