Vụ khủng bố Boston: FBI phải điều trần trước Quốc hội Mỹ

Vụ khủng bố Boston: FBI phải điều trần trước Quốc hội Mỹ

Thứ 6, 26/04/2013 16:38

Mới đây, FBI đã phải điều trần trước Quốc hội (không công khai với báo giới) sau khi cơ quan này bị cho là đã thất bại trong việc xử lý nghi phạm đánh bom Boston Tamerlan dù Nga đã cảnh báo trước đó.

Năm 2011, Tamerlan từng bị FBI thẩm vấn vì có nguồn tin báo tên này đã theo phong trào Hồi giáo cực đoan. Cũng trong năm này, CIA từng lo ngại Tamerlan có liên hệ với tổ chức khủng bố sau khi giới chức Nga liên lạc với họ.

Một quan chức tình báo Mỹ cho biết, CIA đã chia sẻ thông tin này với các cơ quan và bộ ngành liên bang có liên quan rằng, vì Tamerlan là một công dân Mỹ hợp pháp, nên CIA đã "liệt" Tamerlan vào đối tượng đáng được "quan tâm".

Những thông tin CIA nhận được "gần giống" với thông tin FBI có, bao gồm hai ngày sinh, tên thật, tên gọi khác mà Tamerlan có thể dùng cùng lúc. Quan chức này cho biết thêm: "Hệ thống theo dõi được nhập các thông tin chính xác 100%, không có chút sai sót nào và tất cả các thông tin được chia sẻ cũng đúng như chính phủ nước ngoài cung cấp".

Sau cuộc điều trần, FBI sẽ còn phải trả lời trước toàn thể Thượng viện Mỹ vào cuối tuần này.

Trước đó, FBI từng biện hộ rằng, họ đã tiến hành kiểm tra tên Tamerlan, nhưng không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào liên quan đến các hoạt động khủng bố. Thậm chí, FBI cho biết, họ còn đề nghị phía Nga cung cấp thêm thông tin để kiểm tra kỹ càng hơn nhưng "không được trả lời".

Thượng nghị sỹ Lindsey Graham của đảng Cộng Hòa cho biết, giới chức Mỹ không biết Tamerlan về Nga năm 2012 trong chuyến về "thăm" Dagestan (thuộc Nga), gần biên giới Chechnya 6 tháng của hắn bởi tên Tamerlan đã bị viết sai trong các giấy tờ xuất cảnh.

Tiêu điểm - Vụ khủng bố Boston: FBI phải điều trần trước Quốc hội Mỹ

Phía CIA cho hay, Tamerlan được liệt vào danh sách theo dõi khủng bố TIDE, một hệ thống dữ liệu khủng bố chính thức của Mỹ do Trung tâm chống Khủng bố Quốc gia duy trì. Hệ thống cung cấp thông tin cho một số danh mục theo dõi của Chính phủ, gồm Hệ thống Sàng lọc Khủng bố của FBI và danh sách "cấm bay" của Cơ quan An ninh Vận tải Mỹ.

CIA cũng tiết lộ, các cơ quan tình báo Mỹ có thể nắm trong tay nhiều bằng chứng về mối liên hệ cực đoan của Tamerlan hơn những gì đã công bố. Nhiều nhà lập pháp đang ngày càng lo lắng khi "cơ quan chính phủ vẫn để xảy ra sai sót trong việc chia sẻ thông tin một cách trơn tru", đây cũng được coi là lỗ hổng an ninh dẫn tới vụ khủng bố 11/9/2001.

Các nhà lập pháp hiện đang gây áp lực lên các cơ quan chính phủ để tìm ra nguyên nhân, vì sao Tamerlan có thể "lách" được ra khỏi tầm kiểm soát của cả FBI và CIA.

Vụ đánh bom Boston hôm 15/4 đến nay vẫn còn để lại nhiều thiệt hại, đặc biệt là tính mạng và tinh thần của người dân Boston. Số lượng người bị thương đã tăng lên 264 người, tăng mạnh so với con số khoảng 200 người bị thương được thông báo ban đầu.

Tính đến ngày 24/4, theo thông tin từ uỷ ban y tế công cộng thành phố Boston, số nạn nhân được điều trị tại bệnh viện vẫn còn 51 người vẫn phải nằm viện, trong đó 13 người đã bị mất chân và ba người đang trong tình trạng nguy kịch. Thị trưởng Boston Thomas Menino cho hay, thành phố đã quyên góp được từ các nhà hảo tâm địa phương và quốc tế 20 triệu USD để hỗ trợ cho các nạn nhân.

Về nghi phạm đánh bom còn lại, Dzhokhar Tsarnaev (19 tuổi, em trai Tamerlan) đã bị cáo buộc các tội danh khủng bố liên bang, trong đó có sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Và thực sự thì câu hỏi lớn nhất giờ đây lại là, phải chăng CIA và FBI đều đã bị "nghi phạm" qua mặt?

An Mai (Theo CNN)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.