Trong vài năm qua, chiến lược cưỡng ép của Trung Quốc nhằm củng cố quyền kiểm soát đối với các đảo và vùng nước trong phạm vi đường 9 đoạn đã thúc ép các bên yêu sách khác nỗ lực tìm ra biện pháp đối phó.
Ngày 22/01/2013, việc
Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã làm thay đổi bản chất tranh chấp và xoay chuyển nhiều thập kỷ đình trệ trong đàm phán, thương lượng với Trung Quốc.
Là nước tương đối yếu nhưng lại là đồng minh thân thiết của Mỹ, Philippines đã, đúng như dự đoán, tích cực ủng hộ luật pháp quốc tế và các cơ chế pháp lý quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp biển theo hướng có lợi cho mình.
Điều này đã khiến chính phủ Philippines điều chỉnh nội luật để đưa các yêu sách phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cho đến nay, Trung Quốc tiếp tục từ chối tham gia quá trình giải quyết bằng trọng tài dù tòa trọng tài vẫn được thành lập mà không có nước này. Việc xét xử bằng trọng tài, vì thế, sẽ tạo ra một số thách thức cho Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc bị đuổi khi đánh bắt trái phép trên vùng biển Hoàng Hải thuộc Hàn Quốc vào tháng 11.2011. Ảnh: AFP |
Thứ hai, nếu tòa án trọng tài tiếp tục diễn ra, Bắc Kinh sẽ ở thế cực kỳ bất lợi bởi phần lớn yêu sách về quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế. Do đó, một ảnh hưởng khác nữa là Bắc Kinh có thể sẽ mất đi nốt chút uy tín pháp lý nhỏ nhoi đối với các yêu sách biển quan trọng của mình.
Tóm lại, hệ quả vô cùng quan trọng của vụ kiện này có thể là Trung Quốc phải đối diện sự bẽ mặt khi cộng đồng quốc tế không chính thức công nhận yêu sách của nước này, đồng thời những quy chuẩn, luật lệ liên quan đến các quyền và nghĩa vụ trên biển trong UNCLOS được củng cố một cách rõ ràng. Việc Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào khi bị xem là đi ngược lại với các quy chuẩn quốc tế đã được chấp nhận rộng rãi vẫn còn phải chờ xem.
Tóm lại, hệ quả vô cùng quan trọng của vụ kiện này có thể là Trung Quốc phải đối diện sự bẽ mặt khi cộng đồng quốc tế không chính thức công nhận yêu sách của nước này, đồng thời những quy chuẩn, luật lệ liên quan đến các quyền và nghĩa vụ trên biển trong UNCLOS được củng cố một cách rõ ràng. Việc Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào khi bị xem là đi ngược lại với các quy chuẩn quốc tế đã được chấp nhận rộng rãi vẫn còn phải chờ xem.
Tiếp tục không tham gia vào quá trình xét xử, hay tệ hơn là quyết định phớt lờ các kết quả bất lợi sẽ là tín hiệu từ Bắc Kinh rằng sự phản đối của cộng đồng quốc tế sẽ chẳng xoay chuyển được nước này.
Vì có mối liên hệ giữa sức mạnh và luật pháp và các quy chuẩn quốc tế, nên tác động thứ ba có thể là các nước ở trong và ngoài khu vực cảm thấy bị thúc đẩy phải tăng cường khả năng cưỡng ép và tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động cân bằng để củng cố yêu sách và an ninh tổng thể của họ trước một Trung Quốc ngày càng mạnh hơn.
Các nước sẽ thay đổi tính toán lợi ích như thế nào để lôi kéo các nước bên ngoài tham gia vào nhóm các quốc gia có chung nhận thức rằng luật lệ và các quy chuẩn của luật pháp quốc tế cần phải được tuân thủ?
(Trích từ bài viết
“Quản lý Căng thăng ở Biển Đông” của Peter Dutton- Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược và Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược biển Trung Quốc tại Đại học Hải chiến Hoa Kỳ.