Vụ nam sinh Hutech bị bê tông rơi tử vong: Trách nhiệm thuộc về ai?

Vụ nam sinh Hutech bị bê tông rơi tử vong: Trách nhiệm thuộc về ai?

Phạm Thị Phương Quế

Phạm Thị Phương Quế

Thứ 3, 24/10/2017 06:00

Về trách nhiệm dân sự, trường đại học Hutech phải bồi thường cho nam sinh L. về những tổn thất về vật chất và tinh thần cho gia đình nạn nhân.

Vụ việc nam sinh Nguyễn Thanh L. (SN 1988, khoa Kỹ thuật môi trường, ĐH Công nghệ TP.HCM - Hutech, địa chỉ tại đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đang đứng đợi thang máy thì bị tảng bê tông từ tầng 16 rơi trúng đầu dẫn đến tử vong vẫn đang gây xôn xao dư luận.

Góc nhìn luật gia - Vụ nam sinh Hutech bị bê tông rơi tử vong: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hiện trường vụ nam sinh bị bê tông rơi trúng - (Ảnh: Fanpage cộng đồng sinh viên Hutech)

Sự việc không chỉ khiến sinh viên hoang mang mà còn khiến các bậc phụ huynh lo lắng, bởi lẽ cái chết rình rập con em họ ngay dưới mái trường tưởng chừng kiên cố, an toàn. 

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng trường Hutech khẳng định, thời gian này nhà trường không có công trình xây dựng hay sửa chữa gì tại cơ sở chính để gây tác động khiến bê tông rơi. Mảng bê tông bị rơi trúng vào đầu nam sinh được xác định là khớp nối giữa 2 mái ở tầng cao nhất của dãy nhà B. 

Góc nhìn luật gia - Vụ nam sinh Hutech bị bê tông rơi tử vong: Trách nhiệm thuộc về ai? (Hình 2).

Nơi được xác định là vị trí mảng bê tông rơi xuống. (Ảnh báo Thời đại)

Trong khi đợi kết luận chính thức của cơ quan công an về nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn, dư luận đặt câu hỏi về việc cá nhân/tổ chức nào phải chịu trách nhiệm cho cái chết thương tâm của nam sinh năm thứ 3 ĐH Hutech.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, luật sư Nguyễn Thị Tuyến – Giám đốc công ty Luật TNHH Khải Hưng, đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho rằng, vụ tai nạn thương tâm nằm ngoài ý muốn của nhà trường. Tuy nhiên vì hậu quả chết người xảy ra nên cần phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề trách nhiệm.  

Về trách nhiệm dân sự, trường đại học Hutech phải bồi thường cho nam sinh L. những tổn thất về vật chất và tinh thần bởi lẽ hơn ai hết, nhà trường phải có những biện pháp đảm bảo an toàn cũng như cảnh báo nguy cơ từ cơ sở vật chất do nhà trường trực tiếp quản lý.

Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề này như sau: “Điều 605, Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường”.

Do đó, cần xác định việc đơn vị thi công có lỗi trong trường hợp này hay không, làm cơ sở xác định trách nhiệm liên đới bồi thường. Các khoản bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 591, Bộ luật Dân sự 2015.

Bên cạnh đó, luật sư Luyến cho rằng, cần giám định chất lượng công trình để xác định lỗi cụ thể. Bởi lẽ, thông thường trong xây dựng, giữa hai tòa nhà bao giờ cũng có khoảng hở nhỏ, gọi là "lỗ thở" để bê tông giãn nở vì nhiệt độ, thời tiết. Thế nhưng, hình ảnh từ vụ tai nạn tại Hutech cho thấy "lỗ thở" bị bê tông trét lại. Lâu dần, bê tông giãn nở làm rơi phần bị trét ra. 

Trường hợp phát hiện đơn vị thi công có lỗi gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể truy tố hình sự về tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 229, Bộ luật Hình sự. 

Việt Hương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.