Vụ nhận 85 triệu đồng để xin việc: Có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản

Vụ nhận 85 triệu đồng để xin việc: Có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản

Trịnh Công Đức

Trịnh Công Đức

Thứ 5, 26/10/2017 23:12

Quy định tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại cơ quan NN hết sức chặt chẽ. Việc cán bộ Sở KH&ĐT tỉnh Nam Định nhận tiền, “hứa" xin việc liệu đã đúng PL?

Vừa qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đăng tải sự việc ông Ông Trần Quốc Tuấn - Phó Chánh văn phòng Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định nhận 85 triệu đồng của ông Nguyễn Thế Dương để xin vào công tác tại Sở này. Theo trình bày của ông Dương, thoả thuận giữa hai bên được ông Tuấn lập thành văn bản, ghi rõ số tiền đã nhận và mục đích nhận số tiền này.

Góc nhìn luật gia - Vụ nhận 85 triệu đồng để xin việc: Có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản

Giấy nhận tiền được cho là do ông Tuấn viết.

PV báo Người Đưa Tin đã có buổi trò chuyện với luật sư Nguyễn Trọng Quyết - Trưởng Văn phòng luật sư An Phước (Luatanphuoc.vn).

Liên quan đến việc, ông Tuấn có quyền hạn xin cho ông Dương vào Sở hay không, luật sư Quyết nêu quan điểm: Ở đây, mặc dù “Giấy biên nhận tiền” không ghi rõ ông Tuấn cam kết xin ông Dương vào Sở để làm việc dưới hình thức nào (công chức, viên chức, lao động hợp đồng) nhưng quy định hiện hành của pháp luật về chế độ tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại cơ quan Nhà nước hết sức chặt chẽ. Ngoài việc đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện luật định, người dự tuyển phải vượt qua các bước của quy trình thi tuyển, xét tuyển, có sự giám sát của nhiều cơ quan, ban, ngành. Kế hoạch, kết quả tuyển dụng phải được phê duyệt bởi Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Góc nhìn luật gia - Vụ nhận 85 triệu đồng để xin việc: Có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản (Hình 2).

Luật sư Nguyễn Trọng Quyết - Trưởng Văn phòng luật sư An Phước 

Như vậy, không thể có chuyện ông Tuấn “xin” được cho ông Dương vào Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định công tác, nhất là khi thời gian cam kết ghi trong giấy chỉ chưa đầy 20 ngày (từ ngày 11/6/2017 đến ngày 30/6/2017). Nói cách khác, ông Tuấn không có quyền hạn làm việc này và hơn nữa, ngay cả khi có quyền hạn thì cũng không có quy định, quy trình nào yêu cầu ông Dương phải nộp 85 triệu đồng.

Có dấu hiệu của hành vi lừa đảo?

Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi sử dụng thủ đoạn gian dối để người khác tin là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản của người đó. Nếu có chứng cứ xác định ông Dương vì tin vào lời ông Tuấn có khả năng, quyền hạn xin vào công tác tại Sở (mặc dù thực tế hoàn toàn không có) và vì tin như vậy, ông Dương đã chuyển 85 triệu đồng cho ông Tuấn theo đúng thoả thuận, trong trường hợp này, hành vi của ông Tuấn có dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội danh có mức hình phạt rất nặng. Giả sử hành vi của ông Tuấn cấu thành tội danh này, với số tiền 85 triệu đồng đã chiếm đoạt, ông Tuấn phải đối diện với khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.

Không trình báo là sai!

Theo báo Người Đưa Tin, sau khi nhận được đơn của ông Dương, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Nam Định đã yêu cầu ông Tuấn tường trình lại sự việc và “khuyên” ông Tuấn giải quyết sớm, tránh ảnh hưởng đến uy tín cơ quan. Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức”.

Đối chiếu với quy định này, lẽ ra khi nhận được đơn của ông Tuấn, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Nam Định phải chuyển ngay tới cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành xác minh, xử lý tin báo/tố giác về tội phạm. Việc Sở này yêu cầu ông Tuấn giải trình, rồi tiếp đó là “khuyên” ông Tuấn và “găm” lại đơn tại Sở vừa không đúng thẩm quyền, vừa không phù hợp với quy định đã viện dẫn của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trong nhiều năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở các địa phương đã khởi tố nhiều vụ án, nhiều bị can về tội lừa đảo do nhận tiền để chạy việc, xin việc vào cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học… Mặc dù toà án các cấp đã áp dụng hình phạt rất nghiêm khắc nhưng hành vi này vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi mà trường hợp của ông Tuấn trên đây là một ví dụ. Thiết nghĩ, ngoài việc áp dụng chế tài thích đáng, việc thường xuyên tuyên truyền pháp luật về chế độ thi tuyển, xét tuyển kết hợp với công khai, minh bạch quy trình xét tuyển, thi tuyển cũng là biện pháp quan trọng để ngăn chặn, làm suy giảm hành vi vi phạm pháp luật này.

Công Đức

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.