Từ xưa tới nay, chuyện đàn ông, đàn bà… cái “chất hào hoa” và “màu nữ tính” muôn thuở rắc rối, muôn thuở gây sóng gió cho cuộc đời, có lúc nào bình lặng?
Ta hãy xét, hơn hai trăm năm trước, mẫu người đàn ông Kim Trọng qua truyện Kiều của cụ cố Nguyễn Du quả là “khuôn vàng, thước ngọc”: “Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”. Một hình tượng mẫu mực là thế, vậy mà khi gần gũi nàng Kiều lại có phút “thiếu đứng đắn”: “Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”. Ờ… thì ra… sức hút từ “đầu mày cuối mắt”, từ “làn hương” lan tỏa xung quanh người đẹp quả là mãnh liệt.
Dù sao trước hoàn cảnh ấy, nàng Kiều của chúng ta thật tế nhị, thật trong sáng: “Thưa rằng: Đừng lấy làm chơi / Dẽ cho thưa hết một lời đã nao…”. Nàng Kiều bộc lộ quan điểm về tình yêu, khiến Kim Trọng – người đàn ông, người bạn tình đắm đuối, trong phút giây “yếu lòng” phải giật mình, choàng tỉnh, trân trọng người, trân trọng mình hơn.
Ôi! Chỉ thoáng qua, hình ảnh chớp nhoáng của nàng Kiều ẩn hiện, cũng khiến biết bao ánh mắt người đàn ông đích thực, phải buồn bã nhận ra: Trên cõi đời này, chẳng có ông thần, ông thánh nào hết, chỉ có nhan nhản người đàn ông “tục trần” bằng xương, bằng thịt, luôn rung động trước cái đẹp của cuộc đời.
Qua clip “gây bão” ở tỉnh Cà Mau, ta được biết chị tạp vụ là một người đẹp. Công việc, hay nghề ngiệp mưu sinh của người đẹp có bao giờ xóa nhòa chất quyến rũ, vẻ hấp dẫn của phái đẹp đâu.
Ông Hồ Ngọc Tấn – Phó Giám đốc sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cũng là một người đàn ông đích thực. Qua clip ông Tấn tuy mái tóc hói quá đỉnh đầu, nhưng vẫn phong độ lắm, hào hoa lắm! Ông nhẹ nhàng vòng bàn tay điêu nghệ, qua vùng “thắt đáy lưng ong” như những chàng trai trẻ khát khao khám phá…
Chuyện chẳng có gì đáng ầm ĩ nếu như ông Tấn không thanh minh rằng: “vô ý”, “tìm điện thoại”, rằng bị “ghét”, bị “thù riêng”,</