Vụ phóng viên bị hành hung: Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật

Vụ phóng viên bị hành hung: Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật

Thứ 2, 24/10/2016 09:42

Vụ PV bị hành hung trên cầu Nhật Tân: Dù là dân thường hay công an đã có hành vi cản trở tác nghiệp và hành hung phóng viên thì đều phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Xoay quanh sự việc PV của báo Tuổi Trẻ bị hành hung cũng như các PV báo Pháp Luật Vệt Nam bị đập máy quay trong quá trình tác nghiệp tại cầu Nhật Tân (thuộc địa phận huyện Đông Anh, Hà Nội) đang khiến các nhà báo nói riêng và dư luận nói chung hết sức bức xúc và quan tâm.

Thông tin trước đó đã đưa trên báo Người Đưa Tin, vào sáng 23/9, một số người dân khi đi qua khu vực cầu Nhật Tân phát hiện một thi thể nam thanh niên, mặc áo tím, quần đen nằm bất động tại bãi đất trống dưới chân cầu Nhật Tân thuộc địa phận xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh nên đã báo cơ quan chức năng.

Vào thời điểm này, phóng viên Trần Quang Thế, hiện đang công tác tại báo Tuổi trẻ TP.HCM (văn phòng đại diện Hà Nội) tới hiện trường ghi nhận vụ việc. Khi đang tác nghiệp trên cầu thì bất ngờ bị môt số đối tượng “lạ” cản trở và hành hung. Anh Thế cũng cho biết, mình bị đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng. 

Góc nhìn luật gia - Vụ phóng viên bị hành hung: Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật

 PV Quang Thế (áo trắng) bị cản trở khi tác nghiệp.

Theo xác nhận của Thượng tá Phạm Nam Thắng - Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh thì trong số đối tượng hành hung có cán bộ của Đội cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh.

Tại đây, Thượng tá Thắng thừa nhận cán bộ chiến sĩ của đơn vị đã có "thái độ không đúng" và cho biết "đây là những cán bộ trẻ, có thể do bị áp lực vì lúc đang làm ở hiện trường rất đông người hiếu kỳ tụ tập xem nên hành xử không đúng".

Xoay quanh sự việc này đã gây không ít những hoang mang lo lắng cho các anh em phóng viên trong quá trình tác nghiệp, quyền và lợi ích của họ sẽ được bảo vệ như thế nào nếu bị vi phạm, cản trở. Và liệu rằng việc ngăn cản PV trong quá trình tác nghiệp có vi phạm pháp luật theo luật báo chí hiện hành. Để làm rõ vấn đề này, PV bào Người Đưa Tin đã trao đổi với Luật sư Lâm Văn Quang, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Luật sư Quang cho biết: “Dù là dân thường hay công an đã có hành vi cản trở tác nghiệp và hành hung PV thì đều phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Với sự việc này, cơ quan công an phải điều tra, xác minh, xử lý nghiêm vấn đề để trấn an lòng tin và sự hoang mang của người dân, đặc biệt là đối với các phóng viên, nhà báo”.

Theo quy định tại Điều 2 Luật Báo chí hiện hành: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động”.

Do đó, hành vi của các đối tượng đã cản trở nhóm PV tác nghiệp là hành vi vi phạm luật Luật Báo chí. Hiện tại, nhà nước đã có những quy định, chế tài cụ thể đối với từng hành vi ngăn cản cụ thể.

Góc nhìn luật gia - Vụ phóng viên bị hành hung: Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (Hình 2).

 Một PV khác cũng bị ngăn trở trong quá trình tác nghiệp.

“Hành vi đánh anh Quang Thế của báo Tuổi Trẻ, các đối tượng hành hung trong đó có cả người của công an địa phương là điều không thể chấp nhận được. Là người thực hành pháp luật, hành vi này không xứng đáng đáng với nhiệm vụ và trọng trách cao cả mà Nhà nước đã giao là giữ gìn an ninh trật tự.

Hoàn toàn không thể đổ lỗi cho hiện trường sự việc đông người nên có thể hành xử không đúng mực. Ngược lại, ở những chỗ càng có nhiều người như vậy, các chiến sĩ công an phải thực hiện hành vi một cách có chuẩn mực nhất mới hợp lý. Song nhìn lại sự việc, hoàn toàn chỉ gây ra rối ren và mất trật tự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của ngành”, Luật sư Quang nhấn mạnh.

Đứng dưới góc độ pháp luật để nhìn nhận từng hành vi, Luật sư Lâm Văn Quang cho biết: “Với hành vi hành hung PV Quang Thế, trong quá trình điều tra xác định tỷ lệ thương tích mà những người hành hung có thể bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích (Điều 104) hoặc có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi tương ứng.

Riêng với hành vi đập máy quay của các PV báo Pháp Luật Việt Nam, thì cần phải xem xét vì có dấu hiệu của tội hủy hoại tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành”.

Dương Nhung

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.