Vụ tái chế hơn 300.000 bao cao su đã qua sử dụng: Nguy cơ nhiễm HIV và chế tài xử phạt cho hành vi vi phạm

Vụ tái chế hơn 300.000 bao cao su đã qua sử dụng: Nguy cơ nhiễm HIV và chế tài xử phạt cho hành vi vi phạm

Trịnh Thị Phương Ly

Trịnh Thị Phương Ly

Thứ 5, 24/09/2020 13:00

Theo bác sĩ và chuyên gia pháp lý, hành vi tái chế bao cao su đã qua sử dụng tiềm ẩn nguy cơ khôn lường về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nên cần xử lý nghiêm.

Bao cao su giả, hậu quả thật

Ngày 22/3 Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT- bộ Công Thương) cho biết, đội QLTT số 4 thuộc cục QLTT tỉnh Bình Dương vừa phối hợp cùng công an phường Tân Vĩnh Hiệp (thị xã Tân Uyên, Bình Dương) phát hiện, bắt quả tang bà Phạm Thị Thanh Ngọc (33 tuổi) đang gia công tái chế khoảng 324.000 bao cao su đã qua sử dụng đang được tái chế.

Đáng chú ý, bà Phạm Thị Thanh Ngọc không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng. Đặc biệt, chủ cơ sơ trên còn khai nhận, cứ khoảng 30 ngày/ lần lại nhận bao cao su đã qua sử dụng từ một người để súc rửa, phơi khô, phân loại và tạo hình như mới rồi giao đi tiêu thụ.

Dân sinh - Vụ tái chế hơn 300.000 bao cao su đã qua sử dụng: Nguy cơ  nhiễm HIV và chế tài  xử phạt cho hành vi vi phạm

 Lực lượng chức năng phát hiện số lượng lớn bao cao su đang được tái chế

Vụ việc 324.000 bao cao su đã qua sử dụng được tái chế ngay lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận. Không khỏi rùng mình trước số lượng bao cao su đã qua sử dụng “khủng” được tung ra thị trường, nhiều người cũng đặt ra mối lo ngại về hậu quả khôn lường đến sức khoẻ khi sử dụng những chiếc bao cao su “rởm” này.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, bác sĩ Lê Thị Kim Dung – Phụ trách khoa sản Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp cho biết, đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Theo bác sĩ, bao cao su vừa có tác dụng tránh thai, vừa phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, vậy nên quy trình sản xuất bao cao su vô cùng nghiêm ngặt và chặt chẽ. Hành vi tái chế những chiếc bao cao su đã qua sử dụng không chỉ làm mất đi tác dụng phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục, mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác.

Đặc biệt, người sử dụng bao cao su “rởm” không những có khả năng “vỡ kế hoạch” mà còn có nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như HIV, viêm gan B, giang mai, lậu hoặc một số bệnh lý nhiễm trùng. Thậm chí, sử dụng những chiếc bao cao su tái chế này còn ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo đối với người tiêu dùng nên cẩn thận khi chọn mua bao cao su. Để tránh mua phải bao cao su giả, người mua nên kiểm tra kỹ những tiêu chí như: thương hiệu, chất lượng, mã vạch, hoá đơn chứng từ,…

Mức phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù

Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng phải xử lý nghiêm đối với những kẻ vì lợi ích bản thân mà bất chấp pháp luật, bất chấp đạo lý.

Dân sinh - Vụ tái chế hơn 300.000 bao cao su đã qua sử dụng: Nguy cơ  nhiễm HIV và chế tài  xử phạt cho hành vi vi phạm (Hình 2).
Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp

“Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức kinh doanh, có thể làm lây lan dịch bệnh, bệnh xã hội và nhiều hệ lụy khác đối với người sử dụng các loại sản phẩm này. Đây là hành vi tiếp tay cho hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và có thể gây ảnh hưởng đến đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng. Bởi vậy hành vi này có dấu hiệu của nhiều tội danh như tội lừa dối khách hàng, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sản xuất hàng giả”, luật sư cho biết.

Vì vậy cơ quan chức năng cần sớm làm rõ để xử lý nghiêm minh hành vi sai phạm của các đối tượng có liên quan, kịp thời thu hồi những sản phẩm đã phát tán ra thị trường, đánh giá những tác động của nó để có những giải pháp kịp thời, tránh những thiệt hại cho người sử dụng.

Trong trường hợp có căn cứ xác định loại hàng sau khi tái chế là hàng giả với giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Với hành vi sảnxuất hàng giả thì các đối tượng vi phạm có thể phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất c ó thể lên đến 15 năm tù, với pháp nhân thương mại thì có thể bị xử phạt lên đến 1.000.000.000 đồng.

Trường hợp, hàng hóa chưa kịp đưa ra thị trường tiêu thụ nhưng có căn cứ cho thấy các đối tượng thực hiện các hoạt động, thao tác nhầm tạo ra hàng giả, chị giá số hàng này lên đến trên 20.000.000 đồng thì vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự nêu trên.

Như vậy, cơ quan chức năng sẽ làm rõ sản phẩm sau khi tái chế có đặc điểm như thế nào, chất lượng ra sao, mẫu mã, chủng loại như thế nào để xác định sản phẩm có được xác định là hàng giả hay không. Đồng thời sẽ làm rõ giá trị của loại hàng hóa này, phương thức thủ đoạn sản xuất, buôn bán. Sẽ làm rõ có hàng hóa nào đã được tuồn đưa ra thị trường tiêu thụ sử dụng hay không, có thu lợi bất chính hay không đã xuất hiện “người bị hại” hay chưa, đã làm lây lan dịch bệnh, bệnh xã hội hay chưa, hậu quả đối với xã hội như thế nào... để có hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.

Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng, cơ quan chức năng cần quyết liệt đấu tranh với các đối tượng sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng như trên. Đặc biệt, với những hành vi vi phạm pháp luật đến mức xử lý hình sự thì phải kiên quyết xử lý đảm bảo công bằng, minh bạch trong hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo sức khỏe, quyền lợi, của người tiêu dùng.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.