Vụ tấn công mạng đòi tiền lớn nhất lịch sử: Tổ chức nào đứng sau?

Vụ tấn công mạng đòi tiền lớn nhất lịch sử: Tổ chức nào đứng sau?

Thứ 2, 15/05/2017 14:53

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 200.000 máy tính tại 150 quốc gia bị ảnh hưởng trong vụ tấn công mạng tống tiền lớn nhất từ trước đến nay.

“Cuộc tấn công mạng tống tiền quy mô lớn diễn ra tại hàng loạt quốc gia trên thế giới như một hồi chuông đánh thức Chính phủ các nước trong việc bảo mật hệ thống an ninh mạng”, Chủ tịch Microsoft Brad Smith tuyên bố.

Tiêu điểm - Vụ tấn công mạng đòi tiền lớn nhất lịch sử: Tổ chức nào đứng sau?

 Ảnh tải lên các trang mạng xã hội chụp màn ảnh máy tính với dòng chữ 'Ooops, đáng tiếc hồ sơ của bạn đã bị mã hóa' và thông báo đòi 300 đồng bitcoin.

Cuối tuần qua, Chính phủ Mỹ và Anh đồng loạt phát đi cảnh báo về một đợt tấn công mạng tống tiền quy mô lớn, hàng loạt các tổ chức lớn trên thế giới bị tấn công.

Trong khi cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cho biết, tin tặc có thể đã khai thác một kẽ hở trong hệ điều hành Windows, công cụ lấy từ các tài liệu bị đánh cắp của NSA.

"Các tin tặc lợi dụng lỗ hổng trong hệ điều hành Windows XP của Microsoft để khoá dữ liệu trong máy tính nạn nhân và đòi người sử dụng trả tiền chuộc bằng tiền ảo Bitcoin", một chuyên gia mạng phân tích.

Còn hãng Microsoft đổ lỗi cho hệ thống bảo mật của NSA và cảnh báo Chính phủ các nước nên coi vụ tấn công là “lời cảnh tỉnh”.

“Các Chính phủ trên thế giới nên nhận thấy được mức độ nguy hiểm của các vụ tấn công mạng. Họ cần lập ra một ủy ban đánh giá, xem xét những thiệt hại của người dân để đề ra biện pháp để ngăn chặn những lỗ hổng”, Chủ tịch Brad Smith cho hay. Ông Smith còn so sánh, vụ tấn công mạng này cũng nguy hiểm như chính việc quân đội Mỹ bị đánh cắp tên lửa Tomahawk.

Theo Cơ quan phòng chống tội phạm của Liên minh châu Âu Europol, dự báo số nạn nhân của mã độc tống tiền sẽ gia tăng trong hệ thống Nhà nước và các cơ quan tư nhân.

Chủ tịch Europol, Rob Wainwright cho biết, mã độc tống tiền được lập trình để lây lan, vậy nên một khi xâm nhập được vào một máy tính trong mạng lưới nó sẽ khiến toàn hệ thống ảnh hưởng. “Đó là lý do vì sao số trường hợp các máy tính bị tấn công liên tục gia tăng”, ông Wainwright giải thích. 

The Guardian cho hay, vụ tấn công tạm thời bị chặn đứng ngày hôm qua (14/5), sau khi một chuyên viên nghiên cứu an ninh mạng phát hiện ra “chìa khóa” của phần mềm tống tiền đang hoành hành. Tuy nhiên các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo, tin tặc đã tung ra các phiên bản mã độc mới.

Ngay trong ngày cuối tuần, các quan chức an ninh cấp cao của Mỹ đã tổ chức một cuộc họp khẩn với FBI và NSA về vấn đề này.

Hiện tại, các cơ quan an ninh mạng cảnh báo đợt lây nhiễm mã độc sẽ tiếp tục gây nguy hiểm khi mọi người quay trở lại làm việc vào hôm nay (15/5).

“Thứ Hai (15/5), dự kiến sẽ là một ngày bận rộn đặc biệt tại châu Á. Đến nay khu vực này vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi tấn công mạng như các nước phương Tây nhưng tình hình có thể sẽ hoàn toàn thay đổi khi mọi người đi làm lại”, ông Christian Karam, một nhà nghiên cứu an ninh trụ sở tại Singapore quan ngại.

Hãng tin AFP ngày 14-5 dẫn nguồn cảnh sát hình sự châu Âu Europol cho biết “vụ tấn công mới đây ở một mức độ chưa từng thấy, do đó, cần một cuộc điều tra quốc tế phức hợp để xác định thủ phạm”.

Được biết, hai quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề là Nga và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng đã lên tiếng cảnh báo, không trả tiền chuộc dữ liệu vì có thể vừa mất tiền, vừa mất dữ liệu. 

Hiện các nhà điều tra vẫn truy lùng để tìm ra dấu vết kẻ nào, hoặc tổ chức nào đứng sau vụ tấn công "kinh điển" này.

Xem thêm >>> Hé lộ cuộc sống bí ẩn của một ‘tiểu Triều Tiên’ ở Nga - Kỳ I

Phương Anh

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.