Vụ tấn công từ chối dịch vụ từ ngày 19.3 ở châu Âu không làm nghẽn mạng internet toàn cầu - Ảnh: Reuters
Thậm chí công ty bảo mật CloudFlare (Mỹ) cũng nói là vụ tấn công làm tê liệt phần lớn internet ở châu Âu và nghẽn các thông tin giữa London và Hồng Kông. "Tấn công từ chối dịch vụ (DdoS) gần như đã phá vỡ mạng internet".
Tuy nhiên, một báo cáo mới từ VentureBeat cho thấy cuộc tấn công này thực sự không làm tê liệt mạng internet toàn cầu, mà chỉ gây ùn tắc một số nơi ở Anh, Đức và Hà Lan, những nơi Spamhaus có cơ sở.
VentureBeat dẫn nguồn từ Internet Traffic Report (một website chuyên đo lường lưu lượng internet), mạng internet toàn cầu khá ổn định trong 30 ngày qua, và không nhận thấy rõ tác động nào của vụ tấn công mạng trong tuần qua. Thậm chí gói dữ liệu bị mất trên toàn cầu vẫn ổn định ở mức gần như bằng không.
VentureBeat cho rằng, về cơ bản, các máy chủ của Spamhaus bị “thân hữu” của Cyberbunker tấn công từ chối dịch vụ với lượng dữ liệu dồn dập gửi tới lên đến 300 GB / giây, tạo thành cuộc tấn công DDOS lớn nhất từ trước đến nay. Vụ tấn công này làm tắc nghẽn đường truyền internet ít nhất một vài nơi, nhưng rõ ràng không làm nghẽn tất cả các nơi trên thế giới.
Tấn công từ chối dịch vụ gửi đến máy chủ lượng dữ liệu khổng lồ để làm tê liệt máy chủ đó, nhưng cách tấn công cũ kỹ này đã không còn làm mạng internet toàn cầu bị ảnh hưởng vì cò nhiều công cụ hạn chế cuộc tấn công đó
Báo Mercury News (Mỹ) ngày 27.3 cũng nhận xét rằng người sử dụng internet bình thường về cơ bản là khó tránh được các loại tấn công từ chối dịch vụ như đã xảy ra với Spamhaus. Tuy nhiên, họ có thể ngăn chặn các máy tính của họ bị tấn công kiểu này bằng cách sử dụng phần mềm chống virus và luôn cập nhật phần mềm đó.
Theo Anh Sơn (Tin Nóng)