Vụ “truyền bá vong báo oán” chùa Ba Vàng: Câu trả lời về trách nhiệm của sư trụ trì

Vụ “truyền bá vong báo oán” chùa Ba Vàng: Câu trả lời về trách nhiệm của sư trụ trì

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 6, 22/03/2019 10:56

Liên quan đến thông tin ai muốn thoát nạn thì phải “trả nợ” cho vong tại chùa Ba Vàng, Thượng toạ Thích Thanh Huân (trụ trì chùa Pháp Vân, Hà Nội) cho rằng, đây là việc truyền bá mê tín dị đoan và trụ trì của ngôi chùa đó là người cũng phải có trách nhiệm.

Dư luận đang xôn xao thông tin về việc “Truyền bá chuyện vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỷ”, được đăng tải trên báo chí mới đây.

Việc thỉnh vong giải nghiệp tại chùa của người dân tại chùa Ba Vàng, mỗi người phải nộp tiền cúng dường (công đức) vào chùa khiến không ít người cho rằng tâm linh đang bị lợi dụng, nhà chùa cũng đang dựa vào việc tín tâm linh của dân chúng để kinh doanh.

Tin nhanh - Vụ “truyền bá vong báo oán” chùa Ba Vàng: Câu trả lời về trách nhiệm của sư trụ trì

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng đăng đàn trả lời các phật tử liên quan đến thông tin báo chí phản ánh về "truyền bá vong báo oán” tối ngày 21/3.

Trước sự việc đang nhận được sự quan tâm của dư luận này, PV báo điện tử Người Đưa Tin, đã có cuộc trao đổi với Thượng toạ Thích Thanh Huân (trụ trì chùa Pháp Vân, Hà Nội).

Thưa Thượng toạ Thích Thanh Huân, thời gian gần đây dư luận vô cùng bức xúc trước việc chùa Ba Vàng truyền bá chuyện vong báo oán thu lợi, cá nhân Thượng toạ đánh giá thế nào về sự việc này?

Sự việc ở chùa Ba Vàng được các cơ quan truyền thông đưa tin trong những ngày qua đã gây chấn động tới cộng đồng phật tử và dư luận xã hội. Điều đáng để chúng ta quan tâm, suy nghẫm đó là cách giải quyết các vấn đề liên quan tới tâm linh, xã hội và niềm tin nơi tôn giáo của quần chúng. Nếu không khéo thì lợi bất cập hại. Phật giáo là tôn giáo đề cao chính tín, đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân con người đối với bản thân, gia đình và xã hội. Hạnh phúc hay khổ đau đặt trên nền tảng tạo tác của mỗi con người chúng ta, chứ không phải do thần linh hay đấng tối cao nào đó chi phối. Muốn thay đổi vận mệnh hay nghiệp báo xấu thì cần phải tu nhân tích đức, thực hành nếp sống tốt đẹp.

Vì thế, sự việc tại chùa Ba Vàng mà báo chí nêu cũng là lời cảnh báo và thức tỉnh mọi người khi đối mặt với các vấn đề có tính tâm linh, cần suy nghĩ sáng suốt để sử lý tránh lạc vào mê tín dị đoan.

Tin nhanh - Vụ “truyền bá vong báo oán” chùa Ba Vàng: Câu trả lời về trách nhiệm của sư trụ trì (Hình 2).

Bà Phạm Thị Yến, một phật tử của chùa Ba Vàng đã có những giải thích về vụ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. khiến dư luận bức xúc.

Trong một video đăng tải lên mạng xã hội, bà Phạm Thị Yến, một phật tử của chùa Ba Vàng đã có những giải thích về vụ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (Điện Biên) khi đi giao gà cho mẹ vào chiều 30 Tết và bị sát hại. Theo đó, bà Yến cho rằng: "Nguyên nhân chính chưa phải là nguyên nhân đi ship hàng (gà) khiến bị hiếp như vậy, mà nguyên nhân chính phải do các ác nghiệp của bạn ấy trong tiền kiếp và duyên trong hiện tại bạn ấy lại sát sinh”, Thượng toạ suy nghĩ gì về những tuyên truyền này?

Thông tin về sự việc một nữ sinh bị giết hại vào chiều 30 Tết khi đi giao hàng, mỗi chúng ta ai cũng đau lòng, thương cảm đối với nữ sinh và gia đình. Chúng ta cần lên tiếng mạnh mẽ để cho cái xấu, cái ác được đẩy lùi và cầu nguyện cho linh hồn của nữ sinh được siêu thoát.

Tôi thấy bị tổn thương, không đồng tình với cách liên hệ và giải thích nhân quả kiếp trước kiếp sau dẫn đến cái chết thương tâm của nữ sinh.

Trong phật giáo có giáo lý nói về kiếp “luân hồi nghiệp báo”, nhưng không nên suy diễn một cách máy móc và mơ hồ như vậy, là người phật tử cần phải cẩn trọng trong lời nói của mình, điều gì chưa biết chính xác, nói ra không có lợi ích thì không nên nói.

Tin nhanh - Vụ “truyền bá vong báo oán” chùa Ba Vàng: Câu trả lời về trách nhiệm của sư trụ trì (Hình 3).

Thượng toạ Thích Thanh Huân bày tỏ suy nghĩ của mình trước sự việc xảy ra tại chùa Ba Vàng.

Thượng toạ, suy nghĩ như thế nào về câu chuyện “vong báo oán”, và việc lợi dụng điều này để truyền bá mê tín dị đoan?

Hiện tượng vong nhập, hay ốp vong có diễn ra ở một số người do cơ địa hoặc sức khoẻ tinh thần, thể chất hiện tượng này cũng có thể tự hết. Trong giáo lý đạo Phật không đề cập tới vấn đề này, đây chỉ là một thứ hiện tượng xảy ra ở một số người, một số trường hợp.

Theo tôi, không nên lợi dụng điều này để trục lợi hoặc dẫn đến mê tín dị đoan.

Sự việc ở chùa Ba Vàng đang được các cơ quan chức năng và Phật giáo tỉnh Quảng Ninh kiểm tra kết luận. Tuy nhiên, đây cũng là bài học sâu sắc cho các vị trụ trì, là người có trách nhiệm đối với mọi việc diễn ra trong chùa, khi người trong nhà mình để xảy ra sự việc, thì trụ trì là người phải kiểm soát, uốn nắn ngay, phải là người định hướng cho những người giúp việc tại nhà chùa.

Thưa Thượng toạ, sự việc ở chùa Ba Vàng có ảnh hưởng như thế nào đến những ngôi chùa khác?

Trên cả nước ta có hàng chục ngàn ngôi chùa, mỗi nơi, mỗi chùa đều thực hiện vai trò, chức năng và trách nhiệm của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo và tín ngưỡng của nhân dân và bà con phật tử. Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá đạo đức tốt đẹp trong xã hội, mang tinh thần, ý nghĩa tốt đẹp của ngôi chùa và đã được cộng đồng xã hội đánh giá rất cao.

Việc một số ngôi chùa còn có những khiếm khuyết hay những việc làm chưa đúng thì đó chỉ là cá nhân mà thôi. Có sự ảnh hưởng đó cũng là lời cảnh tỉnh cho mỗi chúng ta trong một xã hội luôn biến động, luôn phải đáp ứng, ứng xử một cách phù hợp và sáng suốt theo tinh thần của đạo Phật. Nhưng tôi cho rằng người dân, công chúng là người sẽ nhận ra đâu là đúng, đâu là sai, đâu là những giá trị tốt đẹp trong xã hội mà mọi người đang hướng tới.

Xin cảm ơn Thượng toạ Thích Thanh Huân!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.