Vụ VN Pharma: Cần làm rõ trách nhiệm của bộ Y tế

Vụ VN Pharma: Cần làm rõ trách nhiệm của bộ Y tế

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 5, 05/10/2017 06:30

Ông Lê Văn Cuông cho rằng: "Kháng nghị hủy án sơ thẩm xét xử công ty Cổ phần VN Pharma cần làm rõ trách nhiệm của bộ Y tế trong vụ việc này".

Suốt quá trình xét xử, việc công ty Cổ phần VN Pharma buôn lậu hay buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh đã gây nên nhiều tranh cãi. Vì vậy, việc VKSND Cấp cao TP.HCM kháng nghị hủy án sơ thẩm nhằm điều tra một cách toàn diện vụ án, trong đó làm rõ dấu hiệu bỏ lọt người, lọt tội đã nhận được sự đồng tình trong xã hội.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó đoàn ĐBQH Thanh Hóa cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của bộ Y tế trong vụ việc này.

Xã hội - Vụ VN Pharma: Cần làm rõ trách nhiệm của bộ Y tế

Ông Lê Văn Cuông mong muốn, cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của bộ Y tế trong vụ VN Pharma.

 "Buôn bán thuốc giả là tội rất nặng, là sự nhẫn tâm, lợi dụng người bệnh để thu lợi bất chính. Do đó, vụ án này phải xử lý nghiêm minh, công bằng đúng pháp luật, tránh tội nặng thành nhẹ, xử không đúng người đúng tội.

Nếu có chuyện xử sai, giúp những người liên quan giảm nhẹ tội là không thể chấp nhận được. Kháng nghị bác bỏ án sơ thẩm là đã thấy những dấu hiệu bất thường, thực hiện đúng quy định của pháp luật và mong muốn của dư luận nhân dân", ông Cuông nói.

"Trong vụ án này, nếu còn đối tượng nào có tư tưởng lừa đảo với người dân, thu lợi bất chính phải bị trừng trị thích đáng. Tôi rất hoan nghênh và mong tòa phúc thẩm sẽ xử đúng người đúng tội, nghiêm khắc, tạo niềm tin cho nhân dân, đảm bảo sự công bằng của pháp luật.

Các cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật cũng cần thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình, không để tiền lệ xấu, giảm niềm tin của nhân dân. Dư luận đổ dồn vào bản án sơ thẩm cũng là để xem thái độ của cơ quan bảo vệ pháp luật như thế nào, do đó càng cần công tâm xét xử. Còn vì lý do này, lý do khác bẻ cong cán cân công lý là không chấp nhận được, ảnh hưởng xấu đến công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung", ông Cuông nêu quan điểm.

Đề cập đến trách nhiệm của bộ Y tế, ông Cuông cho rằng: "Cần điều tra, làm rõ trách nhiệm của bộ Y tế, cụ thể là cục Quản lý Dược. Dư luận nghi ngại có những việc làm thiếu minh bạch, có ẩn khuất để bị công ty Cổ phần VN Pharma thao túng.

Cơ quan chức năng cần đi tận cùng sự việc làm rõ có hay không dư luận này, mức độ thế nào, có nhóm lợi ích, chống lưng hay sân sau không? Đi đến cùng để thấy được bản chất của sự việc, giải tỏa nghi vấn của dư luận, để người dân tin tưởng rằng, luật pháp là không có vùng cấm.

Đây cũng là cơ hội để chấn chỉnh lề lối làm việc, cách thức quản lý, ai có tội phải xử lý nghiêm. Đặc biệt, như tôi nói cần xem xét trách nhiệm quản lý của bộ Y tế, tùy theo mức độ nặng nhẹ để xử lý rõ ràng, minh bạch, công bằng, tránh dư luận còn hoài nghi, băn khoăn về các đối tượng có liên quan". 

Cùng đưa quan điểm về vấn đề này, TS. Nguyễn Văn Tiên, nguyên Phó Chủ nhiệm ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho hay: "Điều tra xét xử lại sẽ công bằng, minh bạch mọi thứ. Một điều quan trọng, khi làm luật Dược (sửa đổi), tôi đã từng đề nghị, luật phải quy định khi nhập loại thuốc mới, cơ quan y tế quyết định nhập phải ra nước ngoài, đến tận nhà máy sản xuất thuốc. Tôi đã đề xuất tích cực mà bộ Y tế vẫn do dự, không muốn làm. Họ cho rằng, các nước sản xuất hiện đại, mình sang không thể biết; rồi có ý kiến cho rằng nếu đi sang như thế sẽ dẫn đến đội giá thuốc...

Các nước phát triển đều làm như vậy, tại sao chúng ta không làm? Từ chối biện pháp ngăn chặn nên để xảy ra vụ việc xấu – xảy ra vụ án VN Pharma là vụ điển hình về điều này.  Nếu cơ quan chức năng sang Canada sẽ phát hiện ra ngay.  Đấy là “gậy ông đập lưng ông”. Tại bộ Y tế không lường trước được, khi được góp ý lại không nghe".

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.