Vụ vỡ đường ống Sông Đà: 18 lần vỡ nhưng các luật sư nêu không có thiệt hại

Vụ vỡ đường ống Sông Đà: 18 lần vỡ nhưng các luật sư nêu không có thiệt hại

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

Thứ 7, 10/03/2018 10:41

Về hậu quả vụ án, các luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo nêu không có thiệt hại. Tuy nhiên, VKS cho rằng, vụ án truy tố xét xử 9 bị cáo với 18 lần vỡ ống và 23 cây ống bị vỡ. Theo tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì đơn vị vận hành đã chi phí cho việc khắc phục sự cố vỡ ống là hơn 16,6 tỷ đồng.

Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 229 - BLHS năm 1999 đối với các bị cáo trong vụ làm vỡ đường ống nước Sông Đà tiếp tục “nóng” với màn đối đáp giữa VKS và luật sư.

Vụ vỡ đường ống Sông Đà: 18 lần vỡ nhưng các luật sư nêu không có thiệt hại

Các bị cáo trong vụ án

Đối đáp lại quan điểm luật sư, VKS đưa ra quan điểm của mình như sau: Xét về hành vi của các bị cáo, Cơ quan tố tụng xác định các bị cáo Hoàng Thế Trung (SN 1960), nguyên GĐ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội, không tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng công trình nên khi ký kết hợp đồng kinh tế với nhà thầu cung cấp ống composite cho dự án đã không yêu cầu chi tiết quy định cụ thể về quy trình kiểm tra, cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm mà nhà thầu cung cấp vật tư, vật liệu cung cấp sản xuất cho dự án không thực hiện đầy đủ việc kiểm tra theo quy định.

Bị cáo Nguyễn Văn Khải (SN 1961), nguyên PGĐ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội và Trương Trần Hiển (SN 1957), nguyên Trưởng Phòng vật tư, thiết bị thuộc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội được bổ nhiệm mua sắm thiết bị thực hiện dự án đã không kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ phần thí nghiệm sản phẩm composite cung cấp cho dự án khi không đúng với tiêu chuẩn.

Vụ vỡ đường ống Sông Đà: 18 lần vỡ nhưng các luật sư nêu không có thiệt hại (Hình 2).

VKS đối đáp quan điểm của luật sư

Từ đó xác định, các bị cáo Trung, Hiển đã ký 73 biên bản như cáo trạng truy tố. Trong đó, hai bị cáo này chịu trách nhiệm toàn bộ tuyến ống truyền tải nước bị vỡ 18 lần với 23 cây ống bị vỡ. Đối với bị cáo Khải, đã ký xác nhận nghiệm thu chất lượng thiết bị và để xảy ra vụ án làm vỡ ống với 21 cây ống bị vỡ.

Đối với nhóm vị cáo thuộc đoàn tư vấn giám sát, có trách nhiệm kiểm soát chất lượng ống để thi công nhưng không tuân thủ quy định và kiểm tra ống về ngoại quan theo tiêu chuẩn ANSI/AWWA C950 – 01, không tiến hành thí nghiệm để kiểm tra xác định chính xác chất lượng ống, không xem xét đến độ bền ống đến 50 năm để phát hiện ra ống kém chất lượng. Với vai trò là trưởng đoàn, bị cáo Đỗ Đình Trì (SN 1968), nguyên cán bộ Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại Dự án cấp nước Sông Đà – Hà Nội; có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn thực hiện giám sát việc thi công lắp đặt tuyến ống.

Trong đó, bị cáo Trì chịu trách nhiệm toàn bộ về việc 18 lần vỡ ống với 23 cây ống bị vỡ. Bị cáo Hoàng Quốc Thống (SN 1955, nguyên cán bộ Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên giám sát viên tại Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội) chịu trách nhiệm về 9 lần vỡ ống với 13 cây ống bị vỡ. Bị cáo Bùi Minh Quân (SN 1972, PGĐ Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh thiết bị thuộc Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên giám sát viên tại Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội) chịu trách nhiệm 7 lần vỡ ống với 7 cây ống bị vỡ. Bị cáo Nguyễn Biên Hùng (SN 1950, nguyên cán bộ Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên Phó Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội chịu trách nhiệm 3 lần vỡ ống với 3 cây ống bị vỡ.

Như vậy, VKS cho rằng hành vi của các bị cáo trong nhóm tư vấn giám sát đã vi phạm quy định tại luật xây dựng năm 2003.

Về hậu quả vụ án, các luật sư nêu không có thiệt hại. Tuy nhiên, VKS cho rằng, vụ án truy tố xét xử 9 bị cáo với 18 lần vỡ ống và 23 cây ống bị vỡ. Theo tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì đơn vị vận hành đã chi phí cho việc khắc phục sự cố vỡ ống là hơn 16,6 tỷ đồng. Ngoài ra, khi vỡ ống, đơn vị khai thác dự án phải dừng cấp nước để thi công đoạn ống bị vỡ với tổng thời gian ngừng cấp nước là 386 giờ và ảnh hưởng rất nhiều tới người dân.

Như vậy, việc vỡ ống đã gây ra thiệt hại nhưng đơn vị khai thác dự án đã có văn bản không yêu cầu các bị cáo phải bồi thường. Lý do là đã dùng nguồn tiền dự phòng để chi phí. Tuy nhiên, đây chỉ là quan điểm của công ty khai thác. Bởi, việc không yêu cầu bồi thường là không gây thiệt hại như đã phân tích ở trên.

Đối đáp lại quan điểm này, luật sư Lê Ngọc Hà trình bày, việc tuyến ống 18 lần bị vỡ nên phải dừng cấp nước cho người dân thành phố Hà Nội, khi dừng cấp nước thì người dân không còn sử dụng, và không sử dụng thì người dân… không mất tiền.

Vụ vỡ đường ống Sông Đà: 18 lần vỡ nhưng các luật sư nêu không có thiệt hại (Hình 3).

Luật sư Lê Ngọc Hà đối đáp lại quan điểm của VKS

Bên cạnh đó, luật sư cũng cho rằng số tiền hơn 16,6 tỷ đồng để khắc phục sự cố vỡ đường ống là nằm trong quỹ bảo trì của doanh nghiệp khai thác, việc này đã được doanh nghiệp… dự liệu từ trước đó.

Từ những lập luận trên, Luật sư Hà cho rằng việc Viện Kiểm sát xác định vụ án đã gây ra “hậu quả nghiêm trọng” thì cần phải xem xét lại.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.