Vụ vỡ ống nước sông Đà: Ống không đạt chuẩn “lọt lưới” như thế nào?

Vụ vỡ ống nước sông Đà: Ống không đạt chuẩn “lọt lưới” như thế nào?

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

Thứ 4, 07/03/2018 11:26

Nguyên Trưởng phòng Vật tư, thiết bị thuộc ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà cho rằng, quá trình lắp đặt, có 94 ống bị phát hiện không đạt chuẩn nhưng không tổ chức thu hồi ống? Chức năng và nhiệm vụ của phòng Vật tư đã kết thúc ở khâu cấp phát và thực hiện quản lý...

Quá trình xử hỏi các bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà, bị cáo Hoàng Thế Trung (SN 1960), nguyên GĐ ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội trả lời: Chiếu theo quy định của luật Xây dựng, chủ đầu tư có quyền yêu cầu nhà thầu xây dựng cung cấp, sửa chữa; nhà thầu có quyền trả lại hoặc có quyền từ chối. Ở đây, chúng tôi đã yêu cầu sửa chữa khi biết các ống gặp sự cố.

Vụ vỡ ống nước sông Đà: Ống không đạt chuẩn “lọt lưới” như thế nào?

Các bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà

Hỏi Nguyễn Văn Khải (SN 1961), nguyên PGĐ ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội, bị cáo này khai chỉ thường trực trên khu vực nhà máy, không được giao trách nhiệm ở ngoài hiện trường. Kết luận về hành vi tiếp nhận và cho lắp đặt sản phẩm không có chứng chỉ, chấp nhận chất lượng ống đạt độ bền 50 năm, bị cáo Khải nói căn cứ trên biên bản nghiệm thu hợp đồng. Trong hợp đồng, bị cáo nói ký chỉ có 5 chỉ tiêu, không phải 7 chỉ tiêu như cáo trạng nêu.

Theo bị cáo Khải thì hợp đồng về tiêu chuẩn không có gì mâu thuẫn nhau, 5 chỉ tiêu phải thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn ASI/AWWA C950 – 01, quy định cho nhiều đối tượng: nhà sản xuất, người thiết kế, bên thi công lắp đặt…

“Cho tới thời điểm này, còn nhiều người chưa hiểu kỹ về tiêu chuẩn AWWA. Trong hồ sơ thiết kế được phê duyệt, có đưa ra yêu cầu ống phải đảm bảo độ bền 50 năm, nhưng ngay trong kết luận giám định đã nói không thể xác định được độ bền của ống trong 50 năm. Nguyên nhân ống vỡ còn nhiều mâu thuẫn vì việc giám định còn chưa chính xác”, bị cáo Khải nói.

Bị cáo Trương Trần Hiển (SN 1957), nguyên Trưởng Phòng vật tư, thiết bị thuộc ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội cho biết bị cáo về BQL dự án từ tháng 6/2005. Phòng vật tư thiết bị của BQL dự án được thành lập vào tháng 8/2005 và bị cáo được bầu làm Trưởng phòng. Phòng có chức năng mua sắm, cấp phát thiết bị mà Chủ đầu tư cung cấp.

Vụ vỡ ống nước sông Đà: Ống không đạt chuẩn “lọt lưới” như thế nào? (Hình 2).

Bị cáo Trương Trần Hiển,nguyên Trưởng Phòng vật tư, thiết bị thuộc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà 

Cáo trạng truy tố về hành vi không tuân thủ các quy định về xây dựng, chưa kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào, bị cáo Hiển nói đã hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ của mình. Bị cáo không tham gia vào quá trình lựa chọn, thay đổi vật liệu trong dự án này, cũng không có nhiệm vụ lựa chọn nhà thầu…

Theo lời khai của bị cáo Hiển thì việc ký hợp đồng 07, khi được bổ nhiệm, việc thương thảo, ký kết đã được hoàn thành, được chủ đầu tư phê duyệt. Bị cáo Hiển cho rằng hàng hóa đã được xác định và đủ điều kiện để thực hiện. Vấn đề kiểm tra chất lượng hàng hóa cũng được nêu rất rõ ràng.

Bị cáo Hiến nói tiếp: Trách nhiệm của bị cáo là thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ với vai trò Trưởng phòng. Thời gian tìm hiểu hợp đồng, bị cáo cũng không tìm hiểu sâu về 2 chỉ tiêu liên quan tới thiết kế. Gần đây, bị cáo thấy quan điểm của mình trùng hợp với bị cáo Khải, tức là 2 chỉ tiêu này không liên quan tới việc đánh giá dự án. “Trong quá trình lắp đặt, có 94 ống bị phát hiện không đạt chuẩn nhưng không tổ chức thu hồi ống? Chức năng và nhiệm vụ của Phòng vật tư đã kết thúc ở khâu cấp phát và thực hiện quản lý…”, bị cáo Hiển nói.

Theo Kết luận giám định tư pháp ngày 15/4/2015, nguyên nhân gây vỡ đường ống nước là do vi phạm trong quá trình sản xuất ống, quá trình quản lý, giám sát thi công xây dựng tuyến ống truyền tải nước sạch dự án cấp nước sông Đà - Hà Nội. Trong đó, quá trình sản xuất ống chưa được kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào, ống được sản xuất có chất lượng không đồng đều, chỉ tiêu độ cứng vòng của nhiều mẫu thử không đạt yêu cầu.

Trong quá trình thi công xây dựng, BQL dự án, nhà thầu giám sát chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng ống trước khi lắp đặt. Khi phát hiện có sản phẩm ống không đảm bảo chất lượng đã không thực hiện kiểm tra lại chất lượng sản phẩm của lô ống tương ứng theo quy định, chưa kiểm soát chặt chẽ việc khắc phục các đoạn ống bị khuyết tật trong quá trình thi công. Việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu chưa chặt chẽ, không phát hiện ra các tồn tại trong quá trình thi công, lắp đặt tuyến ống.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.