Vựa hoa miền Trung vắng khách mua, người nông dân như ngồi trên đống lửa

Vựa hoa miền Trung vắng khách mua, người nông dân như ngồi trên đống lửa

Thứ 7, 11/01/2025 09:51

Nhiều nhà vườn ở Quảng Ngãi, Bình Định đang tất bật chuẩn bị cho vụ hoa Tết. Năm nay, do thời tiết xấu, sức mua giảm, nhiều nhà vườn lo lắng vụ hoa không được như kỳ vọng.

Dù chỉ còn gần nửa tháng nữa là đến Tết, song nhiều nhà vườn tại làng hoa Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa - "thủ phủ" hoa cúc Tết lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi - thưa vắng thương lái tới đặt mua hoa.

Gia đình ông Đinh Trình Được có 2.500 chậu hoa cúc nhưng mới bán được phân nửa, số còn lại chưa có đầu ra. "Số hoa tôi bán được là nhờ những mối cũ. Năm nay, tình hình mua bán hoa Tết có vẻ trầm lắng hơn rất nhiều", ông Được nói.

Người trồng cúc ở thủ phủ cúc tết Quảng Ngãi phập phòng lo lắng vì vắng thương lái. Ảnh: Khánh Vy

Người trồng cúc ở "thủ phủ" cúc Tết Quảng Ngãi lo lắng vì vắng khách. Ảnh: Khánh Vy

Vắng khách mua, lại thêm thời tiết bất lợi, khiến nhiều chủ vườn hoa ở Nghĩa Hiệp thấp thỏm, lo lắng. 

Bà Trần Thị Mỹ cho biết: "Mấy năm trước, vào thời điểm này, các thương lái đã tới vườn, nhộn nhịp lắm. Năm nay nay vắng quá, bà con sợ không bán hết bông. Giá năm nay cũng không tăng, chất lượng hoa tương đối khá. Hiện, giá bán tùy vào kích thước chậu, dao động từ 130 ngàn đồng đến 1,3 triệu đồng/chậu".

Nhà vườn ở Nghĩa Hiệp tất bật chăm sóc cúc Tết. Ảnh: Khánh Vy

Nhà vườn ở Nghĩa Hiệp tất bật chăm sóc cúc Tết. Ảnh: Khánh Vy

Bà Mỹ cũng cho biết thêm, các năm trước đây, làng hoa Nghĩa Hiệp tập trung đông thương lái từ các tỉnh Quảng Nam, Bình Định đến xem hoa, đặt cọc số lượng lớn từ những ngày đầu tháng Chạp. Năm nay thời tiết xấu, người nông dân đã cố gắng duy trì sự phát triển cho cây hoa, nhưng sức mua giảm mạnh.

Xã Nghĩa Hiệp hiện có khoảng 500 người trồng hoa trên diện tích khoảng 30 ha với khoảng 250.000 chậu hoa cúc sẵn sàng cho Tết. Thống kê của chính quyền địa phương, chỉ có khoảng 50% hoa cúc đã được thương lái đặt cọc, mua.

Ông Nguyễn Văn Tuyên - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp - cho rằng, dù hoa cúc Nghĩa Hiệp được chứng nhận OCOP nhưng đa phần người dân trồng theo kinh nghiệm truyền thống, không rõ định hướng, khó tiếp cận thị trường. Việc xuất bán phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Chỉ cần vắng người mua là bà con như ngồi trên lửa. Địa phương mong có cơ quan chuyên môn quảng bá, tăng đầu ra cho vựa hoa cúc lớn nhất Quảng Ngãi.

Vựa hoa miền Trung vắng khách mua, người nông dân như ngồi trên đống lửa- Ảnh 3.

Nhiều nhà vườn ở Nghĩa Hiệp đang trông chờ tín hiệu vui những ngày cận Tết. Ảnh: Khánh Vy

Trao đổi với PV, ông Đinh Trường Giang, một thương lái từ Quảng Nam vào Quảng Ngãi xem hoa, nói: "Năm nào tôi cũng mua hoa của các chủ vườn ở làng hoa Nghĩa Hiệp để bán vào dịp Tết. Tuy nhiên, năm nay thời tiết mưa nhiều, sợ hoa không nở kịp, tôi cũng hơi e ngại nên chưa dám đặc cọc mua, ôm vào bán không được là lỗ chết. Hiện, tôi còn đi xem thêm một số vườn mới quyết định".

Còn tại tỉnh Bình Định, "thủ phủ" cúc Tết Bình Lâm (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) cũng đang tất bật cho vụ hoa Tết. So với những vụ hoa Tết, năm nay làng hoa Bình Lâm giảm số lượng hoa, ưu tiên cho chất lượng để có thể cạnh tranh với các làng cúc ở các tỉnh lân cận.

Ông Trần Bá Đạo, một chủ vườn hoa ở Bình Lâm, nói: "Năm nay thời tiết không thuận lợi, thêm vào đó sợ sức mua không lớn, nên từ đầu vụ, gia đình tôi đã giảm sản lượng (giảm 50% so với năm 2023) chậu cúc Tết. Hiện vườn tôi có khoảng 400 chậu cúc, thương lái đã đặt hàng tới 70% rồi. Năm nay, giảm số lượng nhưng bù lại nhờ chăm sóc tốt nên hoa đều nụ, bông đều, các thương lái khá hài lòng".

Nhân công đang chuận bị các khâu định hình chậu hoa trước khi giao cho thương lái tại nhà vườn của ông Trần Bá Đạo. Ảnh: Thu Dịu

Nhân công đang chuẩn bị các khâu định hình chậu hoa trước khi giao cho thương lái tại nhà vườn của ông Trần Bá Đạo. Ảnh: Thu Dịu

Trong khi đó, ông Văn Tấn Thành – Giám đốc HTX Dịch vụ hoa kiểng Bình Lâm - cho biết, cùng với cúc, HTX có khoảng 10 mô hình trồng hoa kiểng trong nhà kính, giúp đa dạng sản phẩm hoa, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó tăng cơ hội tiêu thụ. Hiện nay, hầu hết các nhà vườn trồng hoa ở Bình Lâm đang tập trung hoàn thiện các công đoạn cuối cùng để các chậu cúc thành hình, chờ thời điểm thích hợp để giao cho khách hàng.

Từ đầu vụ, lo sợ sức mua giảm nên người trồng hoa cúc ở Bình Lâm điều chỉnh giảm số lượng, tập trung vào chăm hoa để cạnh tranh. Ảnh: Thu Dịu

Từ đầu vụ, lo sợ sức mua giảm nên người trồng hoa cúc ở Bình Lâm điều chỉnh giảm số lượng, tập trung vào chăm hoa để cạnh tranh. Ảnh: Thu Dịu

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Danh – Trưởng thôn Bình Lâm (xã Phước Hòa) - cho hay, toàn thôn có hơn 500 hộ trồng cúc; số lượng khoảng 15.000 chậu. Năm nay, do thời tiết bất lợi nên bà con ở Bình Lâm giảm số lượng để tập trung chăm sóc và nuôi hoa, nhờ đó cúc Bình Lâm phát triển khá đồng đều. Tuy nhiên, hiện nay người dân khá lo lắng khi việc tiêu thụ hoa Tết khá chậm so với mọi năm.

"Ngoài các mối sẵn lâu năm, nhiều nhà vườn đang chủ động tìm kiếm khách hàng, kết nối nhiều thông tin để đưa khách hàng tới với Bình Lâm mua hoa Tết", ông Danh nói thêm.

Hàng trăm hộ dân trồng hoa lay ơn bán Tết ở xã Nghĩa Hà, Tp.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đang vô cùng lo lắng khi một diện tích lớn hoa lay ơn tại đây đổ bệnh, chết hàng loạt. Nhiều ruộng hoa chết trên 50% khiến người nông dân đứng trước nguy cơ mất trắng. Nguyên nhân được cho là do thời tiết mưa lớn kéo dài.

Xã Nghĩa Hà có khoảng 100 hộ dân trồng hoa lay ơn vào dịp tết. Theo một số hộ dân, không chỉ hoa lay ơn bị thối gốc, vàng lá, chậm phát triển mà ngay cả hoa cúc cũng bị tình trang tuột lá chân hoa, hư hại sau mưa lạnh kéo dài.

Nhiều nhà vườn trồng lay ơn ở xã Nghĩa Hà, Tp.Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) lo mất trắng vụ hoa tết. Ảnh: Khánh Vy

Nhiều nhà vườn trồng lay ơn ở xã Nghĩa Hà, Tp.Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) lo mất trắng vụ hoa Tết. Ảnh: Khánh Vy

Ông Nguyễn Nhanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hà, Tp.Quảng Ngãi, cho biết, năm nay toàn xã có 40ha trồng hoa, trong đó khoảng 20ha trồng hoa lay ơn bán trong dịp Tết. Diện tích hoa tập trung ở các thôn Hổ Tiếu, Thanh Khiết, Sung Túc, Bình Đông.

"Năm nay thời tiết mưa lạnh kéo dài, hoa lay ơn chậm phát triển, cây bị thối rễ, thối củ, tím gốc, chết hàng loạt khiến người trồng hoa đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng. Đến thời điểm này có trên 50% diện tích hoa bị hư hại. Tình trạng này khiến người trồng hoa Tết năm nay thiệt hại nặng. Hiện nông dân phải nhổ bỏ phần hư hại và tích cực bón phân, chăm sóc để khôi phục lại bộ rễ đối với những phần lay ơn có thể cứu vớt được", ông Nhanh nói.

Khánh Vy - Thu Dịu

Những ngày tất bật ở 'thủ phủ' hoa Tết Đồng NaiNhững ngày tất bật ở "thủ phủ" hoa Tết Đồng Nai

Tại vườn hoa Tết lớn nhất Đồng Nai, người nông dân tất bật từ tờ mờ sáng đến chiều tối chăm sóc hoa với hy vọng mang đến một cái Tết sung túc và ấm no.


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.