Vừa niêm yết trên sàn, HDBank bị nhắc nhở chậm công bố thông tin

Vừa niêm yết trên sàn, HDBank bị nhắc nhở chậm công bố thông tin

Nguyễn Thị Hà

Nguyễn Thị Hà

Thứ 4, 16/05/2018 06:00

Sau 5 tháng lên sàn, HDBank đã "quên" công bố hàng loạt báo cáo liên quan đến tình hình hoạt động của ngân hàng gửi sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Vừa niêm yết trên sàn, HDBank bị nhắc nhở chậm công bố thông tin

HDBank vừa niêm yết 981 triệu cổ phiếu trên HoSE hồi đầu năm 2018

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có công văn nhắc nhở chậm công bố thông tin đối với ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank).

Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 3, Điều 9 Thông tư 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, HoSE cho rằng HDBank đã thực hiện công bố thông tin đến Sở chưa đảm bảo thời gian theo quy định.

“Do HDBank mới thực hiện niêm yết vào tháng 1/2018, sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM nhắc nhở, đề nghị Ngân hàng rút kinh nghiệm về vấn đề trên và nghiêm túc thực hiện đúng các nghĩa vụ của tổ chức niêm yết theo quy định” – công văn của HoSE nêu.

Được biết, ngày 8/5/2018, HDBank đã gửi HoSE hàng loạt Quyết định về việc thành lập và thay đổi tên, địa điểm chi nhánh/phòng giao dịch, xử phạt vi phạm hành chính về thuế, tái bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Trần Thái Hòa, phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2018 để huy động vốn, bổ sung ngành nghề kinh doanh…

Một số thông tin được HDBank mới công bố tại HoSE bị chậm đến hơn 3 tháng. Đơn cử như việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo kết luận của Thanh tra thuế tại quyết định số 864/QĐ-CT cho kỳ quyết toán thuế giai đoạn 2011 -2013 được thực hiện từ 13/2. Theo đó, HDBank phải nộp vào ngân sách số tiền gần 16,4 tỷ đồng, trong đó tiền phạt hành chính hơn 202 triệu đồng.

Kết thúc quý I/2018, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của HDBank đạt 1,045 tỷ đồng, trong đó HDBank riêng lẻ đạt 851 tỉ đồng, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước và đạt 27,5% kế hoạch 2018. ROA đạt 1,5%; ROE đạt 19,2%.

Tăng trưởng tín dụng trong quý I/2018 của riêng ngân hàng đạt 11,5%, tuy nhiên cùng với đó, các khoản nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) đều tăng mạnh về cả số tuyệt đối lẫn tương đối.

Cụ thể, theo BCTC riêng tự lập của HDBank quý I/2018, tổng nợ xấu của ngân hàng đến hết ngày 31/3/2018 là 1.288 tỷ đồng – chiếm 1,22% tổng dư nợ, tăng hơn so với con số đầu năm là 1,09% - tương ứng tăng 248 tỷ đồng.

Hợp nhất ngân hàng trong quý I, con số này còn cao hơn khi nợ xấu toàn hệ thống tăng lên mức 1.883 tỷ đồng – tương ứng 1,62% tổng dư nợ, chưa kể số nợ xấu đang được “giam” tại VAMC.

Vừa niêm yết trên sàn, HDBank bị nhắc nhở chậm công bố thông tin (Hình 2).

Nợ xấu HDBank tăng cả số tuyệt đối và số tương đối thời điểm kết thúc quý I/2018.

Mới đây nhất, thông tin liên quan đến HDBank được dư luận chú ý nhiều nhất đó là kế hoạch sáp nhập ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) được thông qua vào đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức hồi cuối tháng 4 vừa qua.

Tại đại hội, vấn đề nợ xấu của PGBank cũng được cổ đông đặt ra để cân nhắc việc sáp nhập. Song khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo  - Phó Chủ tịch HDBank khắng định nợ xấu của PGBank có thể kiểm soát được.

Hiện PGBank có 600 tỷ đồng nợ xấu, số dư nợ bán cho VAMC là 2.200 tỷ đồng. Ngân hàng đã trích lập 850 tỷ đồng, thu nợ VAMC khoảng 200 tỷ đồng. Tất cả khoản nợ xấu này đều có tài sản đảm bảo là bất động sản, ước tính bán thu về tối thiểu khoảng 70% nợ VAMC, tương đương 1.400-1.500 tỷ đồng.

“PGBank là ngân hàng tương đối sạch, bởi có cổ đông lớn là Nhà nước. Nợ xấu PGBank khá tích cực, đảm bảo cân đối được với nợ xấu HDBank, ít nhất là tốt hơn hiện tại”, bà Thảo cho biết.

Ngày 5/1/2018, gần 981 triệu cổ phiếu HDB (tương ứng vốn điều lệ 9.810 tỷ đồng) của ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đã chính thức được giao dịch trên sàn HoSE.

Giá tham chiếu của cổ phiếu HDB trong ngày giao dịch đầu tiên 33.000 đồng/cổ phiếu. Tại mức giá này, HDBank có vốn hóa gần 32.400 tỷ đồng tức tương đương khoảng 1,4 tỷ USD, và lọt vào top 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất HOSE. Với biên độ giao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên +-20% so với giá tham chiếu.

Ngay trước thời điểm lên sàn, HDBank đã bán 21,5% vốn cho 76 nhà đầu tư nước ngoài với giá khoảng 32.000 đồng/cổ phiếu, thu về 300 triệu USD. Ngân hàng cũng đã phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư liên quan đến các cổ đông lớn và nhà đầu tư khác với giá tương tự. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài còn lại của cổ phiếu HDBank khi niêm yết còn khoảng hơn 8,5%.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.