Vua Thái Lan qua đời, chính sách 'xoay trục' Obama mất điểm tựa

Vua Thái Lan qua đời, chính sách 'xoay trục' Obama mất điểm tựa

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 7, 15/10/2016 22:18

Theo Reuters, sự qua đời của Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej sẽ khiến cho chính sách xoay trục châu Á của Tổng thống Barack Obama thêm suy yếu.

Bình luận viên David Brunnstrom cho rằng Nhà vua Bhumibol Adulyadej đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố liên minh lâu năm giữa Mỹ và Thái Lan kể từ sau Thế chiến thứ hai; sự hình thành và phát triển Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà Washington luôn coi là yếu tố chủ chốt duy trì tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực.

Tiêu điểm - Vua Thái Lan qua đời, chính sách 'xoay trục' Obama mất điểm tựa

Tổng thống Mỹ Obama và Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej.

Sự mất mát của người Thái Lan cũng trùng với thời điểm chính sách tái cân bằng ngoại giao và an ninh của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương gặp thêm khó khăn.

Một trong những trụ cột chính trong "tái cân bằng" Obama là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang không được ủng hộ trong Quốc hội Mỹ.

Với tình hình hiện tại, không có gì bảo đảm rằng ông Obama có thể thúc đẩy di sản của mình được thông qua trước thời điểm mãn nhiệm kỳ. Trong khi cả hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump đều nói rằng họ phản đối thỏa thuận.

Bà Hillary Clinton, người từng là một trong những kiến ​​trúc sư chính về chính sách đối ngoại khi còn đồng hành với ông Obama từ năm 2009-2013 có thể sẽ vẫn đem lại những hy vọng.

Thế nhưng ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump lại là người bị đặt ra dấu hỏi lớn nếu thắng cuộc.

Những nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm thúc đẩy quan hệ an ninh với khu vực Đông Nam Á đã gặp phải những thách thức mới khi gần đây đồng minh thân thiết Philippines được cho là đang giảm bớt sự phụ thuộc vào Washington. Nhà lãnh đạo mới của Manila là Tổng thống Duterte đã không tiếc những lời thù hằn nhằm vào Mỹ trong suốt 4 tháng lên cầm quyền.

Các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia và Malaysia đều đang tập trung vào các vấn đề chính trị nội bộ, không mặn mà với việc nắm vai trò lãnh đạo ASEAN. Trong khi đồng minh truyền thống đáng tin cậy của Mỹ là Australia cũng bày tỏ một sự thận trọng do không muốn làm tổn hại đến quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc.

Mặc dù lên án cuộc đảo chính năm 2014, Washington vẫn giữ quan hệ an ninh với Bangkok, đặc biệt thông qua các cuộc diễn tập quân sự hàng năm Cobra Gold (Hổ mang vàng).

"Việc chúng tôi vẫn duy trì chặt chẽ thông qua Cobra Gold và một số nỗ lực hợp tác khác, bất chấp các bất đồng với chính quyền quân sự là minh chứng cho nền tảng vững chắc của hai nước", Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách châu Á Daniel Russel, cho biết hôm thứ Tư.

Murray Hiebert từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ cho rằng đã có những thay đổi lớn kể từ khi ông Obama công bố chính sách xoay trục của mình hồi năm 2011.

"Sự qua đời của nhà vua sẽ làm tăng thêm bất ổn trong khu vực Đông Nam Á, một khu vực vốn đã có nhiều biến động gần đây. Điều này làm cho chính sách tái cân bằng châu Á của Mỹ khó khăn hơn vì tình hình nhiều nước trong khu vực vẫn trong trạng thái 'chờ đợi'", ông Hiebert nhận định.

"Trong quá khứ, khi 'trục' của ông Obama được khởi động, Thái Lan đã tham gia hỗ trợ cho Washington cùng với Malaysia, cựu Tổng thống Benigno Aquino của Philippines và vị tổng thống theo chủ nghĩa quốc tế ở Indonesia".

"Thế nhưng tình thế hiện nay đã khác", Hiebert đánh giá.

Nhà vua Thái Lan qua đời, trong khi thái tử kế vị vẫn để ngỏ câu trả lời về việc có tiếp tục mối liên hệ mật thiết với Mỹ hay không. Điều này bắt buộc khiến cho Washington phải đi tìm những hướng đi dự phòng.

Ông Hiebert cho rằng các nước châu Á vẫn còn quan tâm đến sự hiện diện của Mỹ do lo ngại về Trung Quốc, tuy nhiên mọi thứ sẽ tiến triển chậm hơn, khiến cho chính sách xoay trục của ông Obama có thể sẽ khó hồi phục trong tay chính quyền mới.

Quốc Vinh

Theo Reuters, sự qua đời của Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej sẽ khiến cho chính sách xoay trục châu Á của Tổng thống Barack Obama suy yếu trong bối cảnh chỉ một tháng nữa cuộc bầu cử Mỹ sẽ diễn ra. Bình luận viên David Brunnstrom cho rằng Nhà vua Bhumibol Adulyadej đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố liên minh lâu năm giữa Mỹ và Thái Lan kể từ sau Thế chiến thứ hai, trong thời gian hình thành và phát triển Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà Washington luôn coi là yếu tố chủ chốt duy trì tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực. Sự mất mát của người Thái Lan cũng trùng với thời điểm chính sách tái cân bằng ngoại giao và an ninh của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương so kè với sự nổi lên của Trung Quốc đang gặp khó khăn. Một trong những trụ cột chính của "tái cân bằng" là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang không được ủng hộ trong Quốc hội Mỹ, và không có gì bảo đảm rằng ông Obama có thể thúc đẩy nó được thông qua trước thời điểm mãn nhiệm kỳ. Trong khi cả hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump đều nói rằng họ phản đối thỏa thuận. Bà Hillary Clinton, người từng là một trong những kiến ​​trúc sư chính về chính sách đối ngoại khi còn đồng hành với ông Obama từ năm 2009-2013 có thể sẽ vẫn đem lại những hy vọng. Thế nhưng ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump lại là người bị đặt ra dấu hỏi lớn nếu thắng cuộc. Những nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm thúc đẩy quan hệ an ninh với khu vực Đông Nam Á đã gặp phải những thách thức khi gần đây đồng minh thân thiết Philippines được cho là đang giảm bớt sự phụ thuộc vào Washington, bên cạnh những lời lẽ thù hằn từ tân tổng thống Duterte. Các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia và Malaysia đều đang tập trung vào các vấn đề chính trị nội bộ, không mặn mà với việc nắm vai trò lãnh đạo ASEAN. Trong khi đồng minh truyền thống đáng tin cậy của Mỹ là Australia cũng bày tỏ một sự thận trọng do không muốn làm tổn hại đến quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Mặc dù lên án cuộc đảo chính năm 2014, Washington vẫn giữ quan hệ an ninh với Bangkok, đặc biệt thông qua các cuộc diễn tập quân sự hàng năm Cobra Gold (Hổ mang vàng). "Việc chúng tôi vẫn duy trì chặt chẽ thông qua Cobra Gold và nỗ lực hợp tác khác, bất chấp các bất đồng với chính quyền quân sự là minh chứng cho nền tảng vững chắc của hai nước", Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách châu Á Daniel Russel, cho biết hôm thứ Tư. Murray Hiebert từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ cho rằng đã có những thay đổi lớn kể từ khi ông Obama công bố chính sách xoay trục của mình hồi năm 2011. "Sự qua đời của nhà vua sẽ làm tăng thêm bất ổn trong khu vực Đông Nam Á, một khu vực vốn đã có nhiều biến động gần đây. Điều này làm cho chính sách tái cân bằng châu Á của Mỹ khó khăn hơn vì tình hìhh nhiều nước trong khu vực vẫn trong trạng thái 'chờ'", ông Hiebert nhận định. "Trong quá khứ, khi 'trục' của ông Obama được khởi động, Thái Lan đã tham gia cùng nhà lãnh đạo mới của Malaysia, cựu Tổng thống Benigno Aquinocủa Philippines và vị tổng thống theo chủ nghĩa quốc tế ở Indonesia". "Thế nhưng tình thế hiện nay đã khác", Hiebert đánh giá. Nhà vua Thái Lan qua đời, trong khi thái tử kế vị vẫn để ngỏ câu trả lời về việc có tiếp tục mối liên hệ mật thiết với Mỹ hay không. Điều này bắt buộc khiến cho Washington phải đi tìm những đối tác mới khác. Ông Hiebert cho rằng các nước châu Á vẫn còn quan tâm đến sự hiện diện của Mỹ do lo ngại về Trung Quốc, tuy nhiên mọi thứ sẽ tiến triển chậm hơn, khiến cho chính sách xoay trục của ông Obama có thể sẽ khó hồi phục trong tay chính quyền mới.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.