Theo các nhà khoa học nghiên cứu về biến đổi khí hậu, một lớp băng lớn ở ngoài khơi bờ biển phía Bắc Greenland từng được gọi là “vùng băng cuối cùng” đã bắt đầu tan chảy lần đầu tiên trong lịch sử. Gây ra nhiều mối lo ngại về vấn đề biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Được biết, những tảng băng ở vùng biển phía Bắc Cực chưa bao giờ có dấu hiệu tan chảy trong lịch sử, vụ việc băng ở khu vực này tan đã minh chứng cho hiện tượng hiệu ứng nhà kính và trái đất ngày càng nóng lên, theo The Guardian.
Các tảng băng nằm ở ngoài khơi bờ biển phía Bắc của Greenland là một trong những khu vực lạnh nhất của Bắc Cực, từ rất lâu các nhà khoa học nhận định, các tảng băng ở khu vực này sẽ không có nhiều nguy cơ bị tan chảy như những khu vực khác, mặc dù hiện tượng trái đất đang ngày càng nóng lên.
Tuy nhiên, sau một thời kỳ nắng ấm bất thường vào tháng 2 và đầu tháng 8 vừa qua, khu vực được cho là “băng vĩnh cửu” đã dần tan chảy khiến nhiều nhà khoa học lo ngại về một tương lai không xa bề mặt trái đất sẽ dần bị nhấn chìm trong bể nước, theo The Guardian.
Việc những tảng băng vĩnh cửu tan chảy đã dẫn đến một số mảnh đất quanh khu vực đang ngày càng bị nhấn chìm.
“Hầu hết những tảng băng ở phía Bắc Greenland đã tan chảy, và điều đó ngày càng diễn ra nhiều hơn”, ông Ruth Mottram thuộc viện Khí tượng Đan Mạch trả lời trên The Guardian.
Từ hình ảnh ghi lại bằng vệ tinh và được lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội gần đây, các nhà khoa học cho biết, hiện tượng băng vĩnh cửu đang tan chảy là một sự việc thật “đáng sợ”.
Theo các nhà khoa học, họ đo được nền nhiệt tại khu vực này đang có sự tăng lên đột ngột so với nhiều năm về trước. Cụ thể, nền nhiệt tăng mạnh nhất sẽ diễn ra vào tháng 4 và tháng 9 năm nay. Vì thế, trong giai đoạn này, lượng băng sẽ tan chảy nhiều hơn so với trước.
Điều này thực sự gây nguy hiểm cho sự sống trên trái đất, nếu tình trạng băng tiếp tục tan, những quốc gia giáp biển sẽ bị mất một phần không hề nhỏ không gian sống.
Đây cũng là minh chứng cho vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng ra tăng ở một số quốc gia đang phát triển.
Các chuyên gia cho biết thêm, lượng băng tan chảy sẽ diễn ra chủ yếu vào đầu mùa hè, khi nền nhiệt bắt đầu có sự tăng lên. Tuy nhiên, họ cũng nhận định, điều này vẫn nằm trong số thấp nhất trong 40 năm theo dõi sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
“Qua hai tuần đầu tiên của tháng 8, những khu vực có băng đã giảm xấp xỉ 65.000km (tương đương mỗi ngày lượng băng tan sẽ là 25.100 dặm), băng ở giai đoạn này tan nhanh hơn so với những năm 1981-2010, theo đó, ở trong giai đoạn 1981-2010, băng chỉ tan khoảng 57.000km (tương đương với 22.000 dặm) mỗi ngày”, theo trung tâm dữ liệu Snow & Ice báo cáo.
Như vậy, việc những tảng băng vĩnh cửu ở vùng Bắc Cực bắt đầu tan sẽ kéo theo nguy cơ về biến đổi khí hậu, đe dọa đến sự sống của con người.