Hình ảnh vệ tinh mới được công bố cho thấy nhiệt độ mặt đất ở ít nhất một địa điểm ở Siberia đạt mức 118 độ F (48 độ C).
Cụ thể, mức nhiệt 48 độ C đã được các nhà khoa học ghi nhận ở thị trấn Verkhojansk thuộc Cộng hòa Yakutia, phía Đông Siberia, theo dữ liệu từ vệ tinh Copernicus Sentinel của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.
Trong khi nhiều thành phố ở bờ tây nước Mỹ như Phoenix và Salt Lake hứng chịu thời tiết nóng kéo dài trong tuần qua, điều tương tự cũng xảy ra ở vòng Bắc cực – thuộc vĩ tuyến 66° 33′ 39″ ở phía bắc đường xích đạo.
Nhiệt độ mặt đất trên khắp Siberia đã đạt mức cao kỷ lục trong đợt nắng nóng của khu vực.
Tại một số khu vực khác trong Vòng Bắc cực, nhiệt độ mặt đất đo được là 43 độ C (ở Govorovo) và 37 độ C (ở Saskylah), cao nhất từ năm 1936. Cần lưu ý, đây là nhiệt độ ở mặt đất, không phải nhiệt độ không khí. Nhiệt độ không khí ở Verkhojansk là 30 độ C – vẫn nóng một cách bất thường với một khu vực nằm gần Bắc Cực.
Nhiệt độ cao ảnh hưởng tới lớp đất đóng băng vĩnh cửu, vốn đang "giam giữ" rất nhiều khí nhà kính, điển hình là khí mathane.
Năm 2020, Verkhojansk từng phải hứng chịu một đợt nắng nóng dẫn đến nhiệt độ không khí ở Siberia lên tới 38 độ C .
Ở khu vực Tây Siberia, nhiệt độ tại đây cùng từng đạt mốc 32 độ C. Điều này cho thấy khí hậu toàn cầu đang thực sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Trước đó, NASA phát hiện Trái đất đang giữ lượng nhiệt lớn chưa từng có: Đó thực sự là một tin xấu!
Bằng cách sử dụng dữ liệu vệ tinh, các nhà nghiên cứu của NASA và Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) đo được cái gọi là sự mất cân bằng năng lượng mà Trái Đất đang trải qua. Đây là sự chênh lệch giữa mức năng lượng được Trái đất hấp thụ từ mặt trời, và lượng nhiệt có thể tỏa ra hoặc bức xạ trở lại không gian. Theo đó, các nhà khoa học phát hiện Trái Đất hiện tại đang hấp thụ nhiều nhiệt hơn so với lượng nhiệt mất đi. Đây được coi bước đầu tiên dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.
Điều gì đã thúc đẩy sự tích tụ nhiệt lượng quá mức như trên?
Vào đầu năm nay, các nhà khoa học cũng phát hiện hàng trăm tỷ tấn carbon hữu cơ và khí methane ẩn sâu bên trong lớp băng vĩnh cữu ở Bắc Băng Dương có nguy cơ thoát ra bên ngoài, đe dọa nghiêm trọng khí hậu Trái Đất.
Diệu Minh (Tổng hợp)