Mỹ đã lên tiếng cảnh báo việc Trung Quốc tuyên bố vùng không phận này là: “Có ý đồ thay đổi hiện trạng đang định hình ở khu vực biển Hoa Đông. Những hành động leo thang sẽ chỉ làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực và tạo ra những nguy hiểm tiềm ẩn của vụ việc”, trích dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Trung Quốc là tâm điểm cuộc tranh chấp rất nhiều hòn đảo, bao gồm cả căng thẳng leo thang ở những hòn đảo trong khu vực biển Hoa Đông được gọi là Điếu Ngư (cách gọi của Trung Quốc) hay Senkaku (cách gọi của Nhật). Căng thẳng này đã xảy ra dai dẳng nhiều năm giữa hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền ở các hòn đảo này.
‘Vùng nhận dạng phòng không’ của Trung Quốc
Trung Quốc đã công bố bản đồ và những tài liệu liên quan theo đó định nghĩa cái gọi là khu vực nhận dạng phòng không vào ngày 23/11.
Trung Quốc tuyên bố các máy bay trong khu vực phải báo cáo lịch trình các chuyến bay cho Trung Quốc, duy trì trạng thái liên lạc vô tuyến hai chiều và có dấu hiệu nhận biết quốc tịch của chiếc máy bay. Các luật mới này sẽ có hiệu lực vào 10 giờ sáng vào ngày 23/11, Xinhua cho biết.
Vùng không phận này bao gồm cả khu vực biển đang tranh chấp và các hòn đảo trong quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku.
Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố sẽ “tiến hành những liệu pháp phòng vệ khẩn cấp trong trường hợp các máy bay không chịu hợp tác cung cấp nhận dạng hoặc từ chối làm theo hướng dẫn”.
Hình ảnh bản đồ Vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc bao trùm lên Điếu Ngư/ Senkaku và Ieodo.
Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) là gì?
ADIZ thực tế không phải là một khái niệm mới. Đây về cơ bản là khu vực không phận có chủ quyền của một quốc gia.
Rất nhiều quốc gia, trong đó bao gồm Mỹ đã thiết lập ADIZ trong vùng không phận quốc tế tiếp giáp với quốc gia của họ. Một máy bay của nước khác khi di chuyển vào cùng ADIZ có thể sẽ bị yêu cầu tự cung cấp nhận dạng để có thể tiến vào không phận của nước đó.
Do luật này được đơn phương áp dụng, vì vậy nó không dựa trên căn cứ pháp lý và thương thuyết với nước láng giềng.
Trích theo lời James Hardy, chủ bút tờ tuần san Phòng vệ của IHS Jane cho rằng: “Mục đích của ADIZ là nhằm đối phó với những máy bay có những mối tiềm ẩn không thân thiện”.
“Các quốc gia hoàn toàn tự do thiết lập Vùng nhận dạng phòng không của họ. Nó là quyết định xuất phát từ 1 phía nhưng có thể trở nên nhạy cảm nếu đặt vào những trường hợp tương tự thế này (ám chỉ ảnh hưởng Điếu Ngư/ Senkaku)”, ông nhận định thêm.
Vùng ADIZ của Trung Quốc ảnh hưởng đến những đảo nào?
Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, vùng phòng không mới không trực tiếp nhắm đến quốc gia nào. Bản đồ và các tài liệu liên quan do Trung Quốc phát hành cho thấy khu vực này bao phủ nhiều phần của biển Hoa Đông cùng với những hòn đảo đang tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku.
Trung Quốc có vẻ đã kích động với một láng giềng khác là Hàn Quốc. Một dải đá ngầm được gọi là Ieodo ở biển Vàng nằm ở khoảng 149 km về phía tây nam của Hàn Quốc và cách 287 km về phía đông của Trung Quốc cũng bị bao phủ trong bản đồ mới này. Hàn Quốc đã thiết lập một trạm nghiên cứu biển ở Ieodo.
Tại sao Điếu Ngư/ Senkaku gây tranh cãi?
Trung Quốc tuyên bố các hòn đảo này thuộc sở hữu của họ nếu xét ở thế kỉ 14, đây là điểm neo đậu dành cho những người đánh cá của Trung Quốc (cách gọi Điếu Ngư có thể xuất phát từ việc này).
Tuy nhiên, phía Nhật Bản nói rằng họ không thấy bất cứ dấu vết nào về việc người Trung Quốc kiểm soát các hòn đảo từ một cuộc khảo sát năm 1885. Vì vậy Nhật Bản chính thức thừa nhận các hòn đảo này thuộc sở hữu của Nhật kể từ năm1895. Nhật Bản sau đó bán các hòn đảo này vào năm 1932 cho hậu duệ của những người khai hoang. Việc người Nhật đầu hàng vào cuối Thế chiến thứ Hai vào 1945 là nguyên nhân khiến cuộc tranh luận này càng rắc rối thêm.
Các hòn đảo được cai quản bởi lực lượng Mỹ sau cuộc chiến. Nhưng từ năm 1972, Washington đã trao trả lại cho Nhật như một phần của hiệp ước trao trả Okinawa.
Theo tờ Xinhua, Trung Quốc và Nhật đã “thỏa thuận vào năm 1978 rằng sẽ đặt vấn đề này sang một bên và giải quyết trong tương lai.”
Vụ việc bùng phát mạnh mẽ trở lại từ năm ngoái khi những người biểu tình Trung Quốc phản đối Nhật Bản mua lại các hòn đảo từ chủ sở hữu tư nhân (cũng là người Nhật). Những cuộc biểu tình đã biến thành bạo động khi người biểu tình ném chai lọ vào đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh, đập phá xe hơi Nhật, quấy rối và cướp phá các cửa hiệu hay nhà hàng của Nhật.
Điếu Ngư/ Senkaku có gì hấp dẫn?
Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư
Chủ sở hữu của các hòn đảo hoang này có quyền cho phép thăm dò dầu, khoáng sản, hoặc quyền đánh bắt cá ở vùng nước bao quanh đảo.
Láng giềng của Trung Quốc đã phản ứng thế nào?
Vào hôm Chủ nhật vừa qua, Nhật Bản đã rất tức giận với tuyên bố của chính phủ Trung Quốc và cho rằng vùng nhận diện phòng không trên là “hoàn toàn vô giá trị”.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đã gọi đó là “hành động bất cẩn nguy hiểm không cần thiết nhằm thay đổi hiện trạng đã xác định ở Biển Hoa Đông, phức tạp hóa vấn đề và có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn.”
Về phía Hàn Quốc, người phát ngôn bộ trưởng quốc phòng, Kim Min-seok khẳng định những chính sách của quốc gia trên khu vực Ieodo là không thay đổi. Trung Quốc đã quá chủ quan khi thiết lập ADIZ của họ. ADIZ của Trung Quốc thiết lập chồng lên khu vực có thẩm quyền quân sự của chúng tôi và các khu vực hoạt động quân sự, như Ieodo”
Theo đó, máy bay Hàn Quốc sẽ bay qua những khu vực này mà không cần thông báo cho phía Trung Quốc, ông nói thêm.
Mỹ cũng đã cảnh báo việc quân đội Trung Quốc thiết lập vùng không phận bao phủ quần đảo tranh chấp có thể tạo ra những “sai lầm và thiếu cân nhắc”.
Thăng Long (theo CNN)