WhatsApp sửa sai sau khi "gián tiếp" giết người ở Ấn Độ

WhatsApp sửa sai sau khi "gián tiếp" giết người ở Ấn Độ

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 7, 21/07/2018 09:21

Ứng dụng nhắn tin lớn nhất thế giới đã lần đầu tiên đi ngược lại triết lý hoạt động của mình sau khi vô tình trở thành công cụ gây ra cái chết của hàng chục người ở Ấn Độ.

Cuộc sống số - WhatsApp sửa sai sau khi 'gián tiếp' giết người ở Ấn Độ

WhatsApp là ứng dụng nhắn tin có lượng người dùng khổng lồ.

Theo Washington Post, WhatsApp đang có kế hoạch giới hạn tính năng chuyển tiếp tin nhắn ở Ấn Độ, nơi đã có 20 người bị giết hại kể từ đầu năm nay, liên quan đến các tin tức giả lan truyền trên nền tảng nhắn tin có 1,5 tỷ người sử dụng này.

Ấn Độ là quốc gia có lượng người dùng WhatsApp khổng lồ và cũng nơi mọi người chuyển tiếp tin nhắn và video lớn hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Do đó, mỗi khi tin tức giả được đăng tải, chúng thường được chuyển tiếp từ người này đến người khác với tốc độ không thể kiểm soát, khiến cho việc đính chính tin tức trở nên khó khăn.

Trước đó, tin đồn về bắt cóc trẻ em để đánh cắp nội tạng đã lan truyền trên nhiều bang ở miền Tây Ấn Độ. Trong đó ở một số khu vực dân cư xa xôi, với điều kiện tiếp cận thông tin chính thống khó khăn, đã có những vụ việc hàng trăm người dân cáo buộc những du khách lạ đi qua làng mình là kẻ bắt cóc và đánh đập họ cho đến chết.

Trước yêu cầu từ Chính phủ Ấn Độ về việc đề ra giải pháp chấm dứt thực trạng nói trên, WhatsApp đã hạn chế số lần tin nhắn chuyển tiếp ở Ấn Độ được phép là 5 lần và xóa nút "chuyển tiếp nhanh" trên thanh công cụ.

Đối với phiên bản toàn cầu của ứng dụng, công ty sẽ giới hạn số lượng chuyển tiếp tới 20 nhóm/người dùng khác. Động thái này đánh dấu một thay đổi lớn đối với nền tảng dịch vụ tin nhắn có đến 1,5 tỷ người dùng, từ lâu đã luôn tìm kiếm cách thức để người dùng có thể chia sẻ thông tin nhanh chóng hơn.

Các quốc gia khác trên khắp thế giới cũng phải vật lộn với tình trạng tin tức giả mạo lan truyền trên WhatsApp, một trong số đó đã gây nên cơn sốt vàng ở Brazil gần đây. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, tin tức giả là vấn đề đặc biệt nguy hiểm vì rất nhiều người dùng ở quốc gia này vẫn còn "ngây thơ" do mới được tiếp xúc với công nghệ trực tuyến.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.