World Cup tăng lên 48 đội: Cơ hội cho bóng đá Việt Nam nỗ lực

World Cup tăng lên 48 đội: Cơ hội cho bóng đá Việt Nam nỗ lực

Vũ Oanh 

Vũ Oanh 

Thứ 3, 10/01/2017 22:49

Một ‘cuộc cách mạng’ vừa được FIFA công bố về số đội tham dự World Cup.

Chiều 10/1, sau những phiên họp quan trọng tại Zurich, Thụy Sĩ, Hội đồng Liên đoàn bóng đá Thế giới FIFA đã nhất trí thông qua quyết định nâng số đội tham dự World Cup lên 48 đội, bắt đầu từ World Cup 2026.

Ý tưởng được khởi xướng bởi Chủ tịch Gianni Infantino, không lâu sau khi ông lên nắm chức hồi đầu năm 2016.

Cụ thể hơn, từ World Cup 2026, sẽ có 48 đội tham gia tranh tài (thay vì 32), được chia làm 16 bảng, mỗi bảng 3 đội. 2 đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành quyền vào vòng 1/16. Thời gian diễn ra giải đấu vẫn là 32 ngày, nhưng tổng số trận sẽ tăng lên, từ 64 thành 80.

Bóng đá Việt Nam - World Cup tăng lên 48 đội: Cơ hội cho bóng đá Việt Nam nỗ lực

 Cuộc họp của FIFA tại Zurich.

Theo FIFA.com, đây là quyết định được đưa ra sau một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên các yếu tố như: chất lượng cạnh tranh, cơ sở hạ tầng, hay tình hình tài chính,…

Hiện tại, cuộc họp của các quan chức cấp cao nhất bóng đá thế giới vẫn đang tiếp tục.

Việc World Cup mở rộng số đội tham dự làm dấy lên hai luồng ý kiến khác nhau. Một bên tin rằng hợp lý, tạo cơ hội cho nhiều đội bóng. Bên còn lại cho đây là cơ cấu tổ chức rườm rà, khiến giải đấu suy giảm chất lượng.

Cơ hội nào cho Việt Nam?

Về lý thuyết, khi World Cup mở rộng quy mô, cơ hội dành cho các đội yếu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, “cửa” của Việt Nam thực ra vẫn rất thấp.

Khu vực châu Á thông thường chỉ có 4 đến 5 suất dự World Cup. Số đội tăng lên, nghĩa là có thêm khoảng từ 2-3 suất nữa.

Phân tích ở vòng loại thứ 3 World Cup 2018 – vòng loại cuối cùng, châu Á đang có tới 12 đội cạnh tranh. Việt Nam không nằm trong số này. Đông Nam Á chỉ có Thái Lan góp mặt.

Thầy trò HLV Hữu Thắng bị loại từ vòng loại thứ 2, khi cùng bảng với Thái Lan, Iraq và Đài Loan (xếp thứ 3 chung cuộc). Bản thân Thái Lan dù đi tới vòng cuối (nói trên) nhưng hiện cũng chưa giành được điểm nào (toàn thua).

Nhìn ra mặt bằng chất lượng châu Á là thế, nhìn lại thực trạng bóng đá Việt Nam, ta còn thấy những vấn đề nan giải hơn. Khi mà các CLB ở V.League vẫn phải đau đầu về chuyện tiền bạc và thành tích thì thật khó để có một giải đấu chất lượng cao và môi trường tốt cho thế hệ trẻ.

Nhu cầu nâng cấp hệ thống đào tạo trẻ để bắt kịp các nền bóng đá phát triển là điều ai cũng thấy. Tuy nhiên, tại Việt Nam nó vẫn là bài toán không dễ bởi lý do muôn thuở “đầu tiên".

Như lời HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng nói: "Có thực mới vực được đạo. V,League tốt, đội tuyển mới tốt hơn được. Sau đó, tôi muốn các cầu thủ ở độ tuổi U.22 có nhiều cơ hội ra sân hơn. Như thế chúng ta mới có tuyển U.22 và đội tuyển mạnh được”.

Dựa trên số liệu này, rõ ràng, để vươn tới sân chơi lớn nhất thế giới, bóng đá Việt Nam sẽ còn phải nỗ lực rất nhiều.

Trần Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.