Xây dựng sân golf: Ai hứng chịu khi môi trường bị ô nhiễm?

Xây dựng sân golf: Ai hứng chịu khi môi trường bị ô nhiễm?

Duong Quang Sơn

Duong Quang Sơn

Thứ 6, 24/11/2017 06:46

Mặc dù các dự án sân golf đều được các cơ quan chức năng giám sát về vấn đề môi trường, nhưng nhiều người dân vẫn phải sống chung với ô nhiễm.

Theo khảo sát thực tế của PV báo Người Đưa Tin một số dự án sân golf mới đi vào hoạt động hoặc đã hoạt động được một thời gian dài thì thấy rằng, khu vực sân golf nào nằm gần khu dân cư, đều có ý kiến phản ánh về vấn đề môi trường bị ảnh hưởng.

Một trong những dự án sân golf ra đời sớm ở khu vực phía Bắc là sân golf Tam Đảo nằm trên địa bàn ba xã Hợp Châu, Hồ Sơn và Minh Quang của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Hồ sơ điều tra - Xây dựng sân golf: Ai hứng chịu khi môi trường bị ô nhiễm?

Sân golf Tam Đảo đi vào hoạt động từ nhiều năm nay

Sân golf này đi vào hoạt động năm 2004, tuy nhiên chỉ vài năm đưa vào sử dụng khai thác, hàng loạt vấn đề về môi trường nẩy sinh được người dân thôn Long Sơn (xã Hợp Châu, là thôn giáp ranh và có kênh mương thoát  nước của sân golf) phản ánh đến các cơ quan chức năng.

Đơn cử như nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng, các giếng đào của người dân không thể sử dụng. Để khắc phục, người dân phải bỏ tiền ra đấu nối nguồn nước máy từ khu vực khác về dùng. Đáng nói, do nguồn nước bị ô nhiễm khiến việc nuôi trồng thủy sản, trồng trọt của người dân gặp khó khăn.

Người dân đã nhiều lần ý kiến lên chính quyền địa phương, chính quyền địa phương cũng yêu cầu phía sân golf phải phối hợp chặt chẽ trong việc xử lý vấn đề nước thải và vệ sinh môi trường, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa cao.

Trước đó, sân golf này cũng đã bị chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi làm ô nhiễm môi trường.

Một sân golf khác nằm ở một huyện ngoại thành Sóc Sơn (TP.Hà Nội) mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2017 nhưng cũng bị người dân sở tại phản ánh vì “mùi thuốc trừ sâu bay ra khiến người dân khó chịu”. Tuy nhiên, người dân đã phản ánh đến chính quyền sở tại cũng như phản ánh tới lãnh đạo sân golf nhưng vấn đề vẫn không được giải quyết triệt để.

Theo một số tài liệu PV thu thập được, để có một sân golf đạt chuẩn, cỏ phải xanh tươi và mịn, nên phải thường xuyên chăm sóc bằng một lượng hóa chất trừ sâu bệnh, nấm mốc...

Các số liệu nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trung bình mỗi năm một sân golf 18 lỗ sử dụng khoảng 1,5 tấn hóa chất (cao gấp 3 lần so với cùng diện tích đất nông nghiệp), trong đó có axit silic, ôxit nhôm và ôxit sắt (các tác nhân có tiềm năng gây ung thư).

Chất xúc tác làm cứng đất để gia cố nền và bờ các hồ nhân tạo ở sân golf có sử dụng Acrylamide là một chất cực độc đối với sinh vật và con người.

Tất cả các loại hóa chất này có thể ngấm xuống đất, vào nước ngầm, chảy tràn khi mưa hoặc tưới sẽ đưa đến các vùng đất, nước mặt lân cận gây nên ô nhiễm môi trường do hóa chất, khiến người dùng nước, nông sản có thể bị nhiễm độc và rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra, khi phun hóa chất vào các thảm cỏ sân golf một phần chúng phát tán vào môi trường không khí làm ô nhiễm không khí và nguy cơ tác động trực tiếp lên người chơi golf và công nhân làm việc trên sân golf là không thể tránh khỏi.

(Còn nữa)

N.P.V

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.