Xây dựng sân golf: Cầm đèn chạy trước... quy hoạch (10)

Xây dựng sân golf: Cầm đèn chạy trước... quy hoạch (10)

Duong Quang Sơn

Duong Quang Sơn

Thứ 5, 30/11/2017 06:00

Nhiều dự án sân golf mới được “thai nghén” nhưng đã gặp phải dư luận không đồng tình vì xâm lấn đến đất sản xuất nông nghiệp, lấy đất rừng phòng hộ hoặc xây dựng ở đầu nguồn nước...

Sân golf Phượng Hoàng được xây dựng tại làng Rổng Vòng - Rổng Cấn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình) với tổng mức đầu tư 38 triệu USD do một tập đoàn nước ngoài đầu tư. Dự án triển khai xây dựng từ năm 2005, đến năm 2009 thì chính thức đi vào khai thác, sử dụng.

Tuy nhiên, đằng sau sự “hoành tráng” này, sân golf Phượng Hoàng ẩn chứa nhiều sai phạm lớn của UBND tỉnh Hòa Bình trong việc quản lý sử dụng đất và thực hiện dự án.

Hồ sơ điều tra - Xây dựng sân golf: Cầm đèn chạy trước... quy hoạch (10)

Sân golf Phượng Hoàng đi vào hoạt động năm 2008.

Theo kết luận 3118 ngày 23/11/2016 của Thanh tra Chính phủ về thanh tra công tác quản lý sử dụng đất và đầu tư xây dựng tại tỉnh Hòa Bình (giai đoạn 2004-2014) chỉ rõ: Dự án xây dựng sân golf Phượng Hoàng không nằm trong bất kỳ quy hoạch sử dụng đất nào của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn từ 2001-2010, sau đó là quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, cũng như chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2198 ngày 3/12/2010.

Dự án sân golf này không nằm trong quy hoạch sân golf đến năm 2020 của Chính phủ vì tỉnh Hòa Bình “cầm đèn chạy trước ô tô” đầu tư xây dựng từ năm 2005 và hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2008.

Mặt khác, qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ ghi nhận, việc thực hiện dự án này cũng không hề có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.

Đáng nói, việc tỉnh này cho thuê đất làm dự án được kết luận có nhiều sai phạm như việc nộp tiền sử dụng đất hàng năm, thỏa thuận giá đất cho thuê, việc trả tiền thuê đất một lần, việc không xác định lại đơn giá thuê đất gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Hiện, tỉnh Hòa Bình đang tiến hành xem xét trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan đến vụ việc này.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng, vấn đề xây dựng sân golf cần được quy hoạch mang tính dài hơi, cân nhắc, tính toán kỹ trên tổng thể quy hoạch chung của cả nước cần tỉ lệ bao nhiêu? Bố trí ở địa bàn nào? Tại sao? Từ đó có những phân bố hợp lý với điều kiện tự nhiên, đất đai, dân cư, quy hoạch tổng thể chung của cả nước, của từng địa phương, điều kiện kinh tế của từng vùng…

Sân golf chỉ là mặt bằng, kèm theo sân golf là bất động sản. Chính vì vậy, việc xây dựng sân golf phải được quản lý chặt chẽ và cân nhắc thận trọng. Trong đó, cần lưu ý bảo vệ các công trình quốc phòng, rừng phòng hộ…

Cũng có ý kiến về vấn đề sân golf, TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng cho rằng, trong bối cảnh có những tiếng kêu về dự án sân golf tàn phá môi trường như phá rừng, thì bộ Tài nguyên và Môi trường nên tổ chức đoàn đi kiểm tra những sân golf.

Ở đây phải nhìn nhận, nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương, tại sao để lọt sân golf phá rừng. Cái chính quyền cần quan tâm là những danh nghĩa dự án lợi dụng sân golf để được cấp đất đai nhằm phát triển bất động sản.

Nhóm PV

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.