Cơ sở của tin tức này là từ một báo cáo của công ty nghiên cứu Bloomberg New Energy Finance (BNEF) với tác giả của nghiên cứu là Aleksandra O'Donovan. Báo cáo này cho biết có 386.000 xe bus điện đang hoạt động trên toàn thế giới vào năm 2017. Đến 2025, con số này có thể tăng lên khoảng 47%, tức là lên khoảng 1,2 triệu chiếc xe bus điện.
Trung Quốc là nước dẫn đầu bởi: “Trung Quốc sẽ dẫn đầu thị trường xe buýt điện nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ và các mục tiêu xây dựng thành phố đã đề ra”. Tác giả của nghiên cứu, ông O’Donovan khẳng định vào năm 2025, 99% lượng xe bus điện trên thế giới do Trung Quốc nắm giữ.
Nhiều nơi khác trên thế giới cũng đang nỗ lực mở rộng số lượng xe bus điện. Thành phố New York, Mỹ dự kiến trong tương lai sẽ bổ sung thêm hàng trăm xe bus điện. Mặc dù có nhiều lo ngại về việc xe bus điện tiêu tốn chi phí nhiều hơn xe bus truyền thống, nhưng một nghiên cứu từ ĐH Columbia cho rằng dùng xe bus điện vừa giúp giảm thải khí CO2 và chỉ tốn hơn xe bus truyền thống khoảng 300.000 USD tiền đầu tư thiết bị ban đầu. Đồng thời dùng xe bus điện còn giúp tiết kiệm 39.000 USD mỗi năm tiền nhiên liệu.
Theo tính toán, một chiếc xe bus chạy dầu được thay thế bằng một xe bus điện sẽ giảm được 40 tấn CO2 một năm. Thay 3.600 chiếc xe bus điện thì sẽ giảm được 150 nghìn tấn CO2, tức tương đương trồng 2,5 triệu cây.
Ngoài New York và Trung Quốc, một số thành phố khác như Paris, London, Los Angeles,… đã cam kết vào năm 2025, họ sẽ cho ngưng xe bus chạy dầu. Sự đồng lòng này sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn trong giao thông công cộng trên toàn thế giới. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng từng tuyên bố họ sẽ triển khai hàng loạt xe bus điện vào năm 2018 để giảm sự ô nhiễm không khí.
Trong lộ trình điện hóa giao thông vận tải, xe bus công cộng được chọn bởi người ta có thể tính trước tuyến đường của nó, do đó, kiểm soát được số lần sạc pin, dung lượng pin,…