Xe cho mượn bị "phạt nguội", chủ xe phải nộp phạt thay?

Xe cho mượn bị "phạt nguội", chủ xe phải nộp phạt thay?

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 3, 15/06/2021 14:00

Nếu chủ phương tiện không không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người lái xe thì bị xử phạt theo quy định.

Chủ xe sẽ phải chịu trách nhiệm nếu cho mượn mà bị phạt nguội?

Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Cảnh sát giao thông (CSGT) có quyền sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và xử lý vi phạm.

Thông qua các phương tiện trên, nếu xác định có vi phạm, CSGT sẽ mời các cá nhân, tổ chức có liên quan đến phương tiện vi phạm đến trụ sở đơn vị CSGT để làm rõ. Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà cơ quan chức năng chưa dừng ngay được phương tiện để xử lý, cơ quan chức năng gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm; chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

Theo đó, trường hợp xe dính phạt nguội, chủ xe sẽ được gửi thông báo yêu cầu đến trụ sở của đơn vị CSGT để giải quyết vụ việc. Chủ phương bắt buộc phải đến và có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người trực tiếp lái xe thực hiện hành vi vi phạm.

Theo quy định trên, dù có thực hiện hành vi vi phạm hay không thì chủ xe vẫn phải đến làm việc với CSGT để làm rõ khi phương tiện của mình dính phạt nguội. Chính vì vậy, khi phương tiện dính phạt nguội, chủ phương tiện có nghĩa vụ phải hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

Cũng theo khoản 8 Điều 80 Nghị định 100/2019, trường hợp không chịu phối hợp hoặc không chứng minh, giải trình để xác định được người đã lái xe vi phạm thì chủ xe sẽ bị xử phạt theo hành vi vi phạm bị phát hiện.

Chủ xe là cá nhân sẽ bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện. Nếu chủ xe là tổ chức thì bị xử phạt tiền bằng 2 lần mức xử phạt đối với hành vi vi phạm được phát hiện nhưng không quá mức phạt tiền tối đa, trừ trường hợp phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép.

Như vậy, trường hợp cho mượn xe mà bị phạt nguội, nếu chủ xe không chứng minh được mình không phải là người lái xe vi phạm hoặc không giải trình để xác định người vi phạm thì sẽ phải nộp phạt thay.

Nhưng nếu chứng minh được mình không thực hiện và hỗ trợ CSGT xác định chính xác người vi phạm, chủ xe sẽ không phải nộp phạt.

Như vậy, trường hợp cho mượn xe mà bị phạt nguội, nếu chủ xe không chứng minh được mình không phải là người lái xe vi phạm hoặc không giải trình để xác định người vi phạm thì sẽ phải nộp phạt thay.

Nhưng nếu chứng minh được mình không thực hiện và hỗ trợ CSGT xác định chính xác người vi phạm, chủ xe sẽ không phải nộp phạt.

Người mượn xe không nộp phạt nguội, chủ xe có sao không?

Căn cứ khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, người vi phạm nếu không nộp phạt nguội đúng hạn thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Theo hướng dẫn tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ nhất, khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.

Thứ hai, kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.

Thứ ba, thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

Thứ tư, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên, trên thực tế, nếu người mượn xe không chịu nộp phạt nguội, chủ xe cũng có thể gặp phải rắc rối trong trường hợp phương tiện vi phạm là ô tô. Bởi nếu quá hạn mà không nộp phạt, CSGT sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định. Khi đó, chiếc xe này sẽ bị đơn vị đăng kiểm từ chối kiểm định theo Thông tư 70/2015/TT-BGTVT.

Vì vậy, để được đăng kiểm, chủ xe chỉ còn cách liên hệ người vi phạm nhanh chóng nộp phạt hoặc tự mình nộp thay để được giải quyết việc đăng kiểm. Do đó, để không rơi vào tình trạng này, chủ phương tiện cần hết sức lưu ý khi cho người khác mượn xe của mình.

Cục CSGT hướng dẫn tra cứu thông tin phạt nguội

Để nắm bắt thông tin về việc vi phạm giao thông được phát hiện qua hệ thống giám sát, bên cạnh việc nhận được thông báo vi phạm gửi tới địa chỉ của chủ phương tiện (trong đăng ký xe), người dân có thể truy cập vào Cổng thông tin điện tử Cục CSGT (http://www.csgt.vn) và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: http://www.csgt.vn​. Phần tra cứu vi phạm xuất hiện bên phải màn hình theo hướng người nhìn "mũi tên chỉ dẫn".

Bước 2: Nhập biển kiểm soát của phương tiện, chọn loại xe và điền mã bảo mật trên phần "Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh". Sau đó, click "Tra cứu".

Đối với phương tiện không vi phạm, hệ thống sẽ hiện: “Không tìm thấy kết quả”. Đối với xe vi phạm, hệ thống sẽ hiện thông tin về thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm và trạng thái xử lý. Tài xế hoặc chủ xe cần liên hệ với đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý.

Cục CSGT khẳng định, theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình TTKS xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT, tất cả các trường hợp vi phạm TTATGT được phát hiện thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, đều được lực lượng CSGT gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm đề nghị tới đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý (hay còn gọi là “phạt nguội”).

Hoặc chủ phương tiện được Công an xã, phường, thị trấn mời tới trụ sở để tiếp nhận thông báo của CSGT, hoặc khi đi đăng kiểm, phương tiện sẽ được cơ quan đăng kiểm thông tin về trường hợp vi phạm và đề nghị tới đơn vị CSGT phát hiện vi phạm để xử lý.

Do vậy, khi nhận được giấy thông báo vi phạm của cơ quan chức năng, đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển mang đầy đủ giấy tờ cần thiết lên trụ sở đơn vị CSGT ra thông báo để làm việc.

Bên cạnh đó, người dân nên truy cập vào Cổng thông tin điện tử Cục CSGT tra cứu để biết chính xác phương tiện của mình có vi phạm hay không, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn tại các cuộc điện thoại gọi tới cho mình.

H.M

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.