Những thông tin từ ông Phong - chủ xe khách mất phanh những ngày gần đây đã khiến cộng đồng mạng quay ngoắt lại với vị anh hùng mà chúng ta vừa mới sắc phong những ngày trước đó – anh Bắc – tài xế xe tải đã rà phanh để giúp hai xe tai nạn “hạ cánh an toàn”.
Không bàn tới những vấn đề về công nghệ phong anh hùng mà cánh báo chí đã áp dụng với anh Bắc, cũng không bàn tới việc dư luận đã bị “dắt mũi” một cách mù quáng như thế nào, chúng ta chỉ bàn tới cách hành xử của chủ xe với vị “ân nhân bất đắc dĩ” của mình dưới góc nhìn rất trần trụi, không đặt nặng vấn đề tình cảm, ân nghĩa: Thương mại.
Chủ xe khách gặp nạn - ông Nguyễn Văn Phong. Ảnh: Vietnamnet.
Dưới góc nhìn này, anh Bắc là kẻ bán còn người quyết định cho xe đâm vào đuôi xe tải là người mua. Mặt hàng ở đây là sự đảm bảo an toàn cho toàn bộ hành khách, tài xế trên xe.
Không cần biết quá trình giao dịch ở đây được thỏa thuận như thế nào, anh Bắc chủ động mời gọi, “chào hàng” hay anh hoàn toàn bị động trước sự “mua hàng” nóng vội của xe khách, chúng ta chỉ cần để ý đến kết quả.
Sau khi “bên bán” đã hoàn tất nghĩa vụ của mình, không có bất cứ một thiệt hại nào về người, điều đó đồng nghĩa với việc trao đổi của hai bên hoàn toàn thành công. Mặt hàng đảm bảo theo đúng yêu cầu của bên bán và bên mua cũng hài lòng với mặt hàng đấy (theo thái độ của những hành khách trên xe).
Giao dịch đã thành công thì phải “tiền trao cháo múc”, anh Bắc xuống xe, đảm bảo giữ nguyên hiện trường để kiểm tra thiệt hại, đòi bồi thường là chuyện phải làm!
Mà ấy mới chỉ là tiền bồi thường hỏng hóc cho xe, còn tiền “mua” sự an toàn cho mấy chục mạng người thì đương nhiên anh Bắc không hề đề cập đến. Vậy chẳng phải số tiền 80 triệu (mà anh Bắc đòi) là quá bèo so với những gì chủ xe nhận được hay sao? Đấy là chẳng nói số tiền anh n